Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 6 năm 2020 | 16:17

Đồng vốn nặng chữ tình

Tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH triển khai thực hiện được đánh giá là kênh thực hiện giảm nghèo bền vững hiệu quả.

Những năm qua, việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các Bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trong đó, tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH triển khai thực hiện được đánh giá là kênh thực hiện giảm nghèo bền vững hiệu quả.

Từ năm 2008 đến nay, vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 4,1 triệu hộ vay vốn vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 2,3 triệu lao động; trên 74 ngàn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; hơn 2,94 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 12,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; xây dựng gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long, trên 558 ngàn căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung và xây dựng hơn 4,4 nghìn căn nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ;...

 

43.jpg
Hộ nghèo tham khảo các chương trình cho vay tại điểm giao dịch xã của NHCSXH (Tuyên Quang).
a2-vang-thi-chu_3944.jpg
Gia đình chị Vàng Thị Chu, dân tộc Mông ở thôn Lủng Khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (Hà Giang) vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo đầu tư chăn nuôi gia súc, làm nghề dệt thổ cẩm, gia đình có việc làm, có thêm thu nhập.
a3-le-cong-tan_5032.jpg
Từ vốn vay ưu đãi, ông Lê Công Tân ở ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã mở rộng hàng nghìn mét vuôn chôm chôm cho hiệu quả kinh tế cao.

 

a4-chau-ach_7282.jpg
Được vay chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, gia đình anh Chau Ách, dân tộc Khmer ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên (An Giang) có điều kiện xây mới nhà ở kiên cố.


a5-kim-thi-xuan_5550.jpg
Nhờ vốn vay chương trình hộ nghèo gia đình ông Kim Lai, dân tộc Khmer ở xã Tập Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) đầu tư nuôi bò sinh sản. Sau hai lần vay gia đình đã vươn lên thoát nghèo, gia đình hiện có 10 con bò, bê và hàng nghìn mét vuông đất canh tác.

 

a6-lam-tam_5957.jpg
Gia đình anh Lâm Tâm, dân tộc Khmer ở xã Tân Hưng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) vay vốn ưu đãi đầu tư mua máy ấp trứng, làm chuồng trại chăn nuôi gà, lợn, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.


a7-vv-ns-tra-vinh_5350.jpg
Từ nguồn vốn vay chương trình NS&VSMTNT, gia đình anh Thạch Chanh Đa, dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh có điều kiện dùng nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

 

a8-cao-phong_1124.jpg
CCB Phạm Xuân Phương ở thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm cải tạo, chăm sóc hơn 1000m² cam mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.


a9-phu-my-giang-thanh_6707.jpg
Gia đình bà Thị The, dân tộc Khmer ở ấp Trà Phọt, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) vay vốn ưu đãi chương trình cho vay hộ nghèo làm nghề đan thủ công, gia đình có việc làm, tăng thu nhập.
a10-neang-bon_7013.jpg
Tiếp nhận vốn vay ưu đãi từ chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình chị Neáng Bon ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang) cải tạo vườn trồng cây ăn trái, trồng rau màu và làm nghề nấu đường thốt nốt, cuộc sống gia đình từng bước được cải thiện.
a11-nho-ninh-phuoc_9204.jpg
Vốn vay ưu đãi đã giúp hộ gia đình anh Võ Vượng Quốc Hiệp ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) chuyển đổi 3 sào đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng nho, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
a12-thach-hoai-phong_5259.jpg
Gia đình anh Thạch Hoài Phong, chị Lê Thị Ngọc Rạng dân tộc ở ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) vay vốn ưu đãi cải tạo đất vườn trồng màu như: đậu bắp, cà tím, bí... cho hiệu quả kinh tế cao./.

 




Trần Việt
Ý kiến bạn đọc
Top