Ngày 26/9, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố về chương trình nhân đạo trị giá gần 350 triệu euro giúp đỡ người tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một phần trong những thỏa thuận đạt được giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạn chế dòng người di cư tràn vào châu Âu.
Theo kế hoạch EU sẽ trợ cấp cho mỗi người tị nạn Syria trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ 30 euro/tháng trong khuôn khổ chương trình nhân đạo nói trên. Gần một triệu người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ nhận được thẻ tín dụng để mua các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Số tiền trong thẻ có thể được nâng lên sau mỗi tháng, tùy thuộc vào nhu cầu và số lượng thành viên trong gia đình người tị nạn. Chương trình này được đánh giá là dự án nhân đạo lớn nhất của EU từ trước tới nay.
Ông Christos Stylianides, Ủy viên châu Âu về viện trợ nhân đạo và quản lý khủng hoảng, cho biết đây là cách EU thể hiện sự ủng hộ đối với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời đánh giá chương trình nhân đạo là sự sáng tạo.
Ông Stylianides nhấn mạnh sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện chương trình cứu trợ này để không một euro nào sử dụng sai mục đích.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng bản thân nước này không cần đến sự trợ giúp của EU và viện trợ nhân đạo đơn thuần là để dành cho người tị nạn nước ngoài. Theo số liệu của EU, tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện có hơn 3 triệu người tị nạn Syria.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…