Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ không đàm phán lại thỏa thuận “chia tay” giữa Anh và khối này, hay còn gọi là Brexit.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm nay (6/2) một lần nữa khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đàm phán lại thỏa thuận “chia tay” giữa Anh và khối này, hay còn gọi là Brexit.
Phát biểu với báo chí tại Brussels sau cuộc gặp với Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar, ông Donald Tusk bày tỏ hi vọng Thủ tướng Anh Theresa May sẽ đưa ra “những đề xuất thực tế” nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc hiện nay. Ông tuyên bố, Liên minh châu Âu sẽ không từ bỏ điều khoản “chốt chặn cuối cùng” đang gây tranh cãi, đồng thời chỉ trích “những người khởi xướng Brexit” thậm chí đã không có ý tưởng về cách thức thực hiện nhằm đảm bảo một tiến trình Brexit suôn sẻ.
“Liên minh châu Âu với 27 nước thành viên còn lại sẽ không đưa ra bất kỳ đề xuất mới nào. Hội đồng châu Âu tháng 12 đã quyết định sẽ không đàm phán lại thỏa thuận Brexit. Tôi hi vọng, chúng tôi có thể nghe được từ Thủ tướng May những đề nghị thực tế nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc hiện nay”, ông Donald Tusk nói.
Về phần mình, Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar một lần nữa nhấn mạnh, thỏa thuận bị Nghị viện Anh bác bỏ hồi tháng trước là lựa chọn tốt nhất, đồng thời cho rằng sự bất ổn chính trị hiện nay tại Anh đã cho thấy, điều khoản “chốt chặn cuối cùng” là cần thiết.
Trước đó, Thủ tướng Theresa May đã có chuyến làm việc tại Bắc Ireland nhằm tìm kiếm những lựa chọn thay thế cho điều khoản “chốt chặn cuối cùng”, nguyên nhân chính khiến thỏa thuận Brexit của bà không thể vượt qua ải Nghị viện Anh. Việc chưa thể tìm ra một lựa chọn thay thế hợp lý nhằm tránh phải quay lại đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và nước Cộng hòa Ireland láng giềng hậu Brexit đã làm gia tăng lo ngại về kịch bản nước Anh rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận. Dự kiến trong ngày mai (7/7), vị nữ lãnh đạo nước Anh sẽ tới thủ đô Brussels, Bỉ để đàm phán lại với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…