Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đồng ý giải ngân 1 tỷ euro cho Hy Lạp.
Số tiền này nằm trong gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro dành cho quốc gia này trong 3 năm và được các chủ nợ quốc tế thông qua hồi mùa Hè vừa qua.
Theo ông Klaus Regling, phụ trách Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), Ban lãnh đạo EMS đã nhất trí chi 1 tỷ euro cho Hy Lạp.
Khoản tiền này sẽ giúp Hy Lạp thanh toán các khoản nợ, cấp vốn cho ngân sách và tài trợ các dự án.
Ông Klaus Regling bày tỏ hy vọng hợp tác tốt với Hy Lạp sẽ được tiếp tục để đợt đánh giá đầu tiên chương trình cứu trợ sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2016.
Hoạt động đánh giá thành công sẽ tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về giảm nợ cho Hy Lạp như Eurozone đã hứa.
Nguồn tin châu Âu cho biết việc đánh giá thực hiện kế hoạch cứu trợ sẽ bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc vào tháng 2/2016.
Bước này phụ thuộc vào các cuộc thảo luận về nợ của Hy Lạp mà các đối tác châu Âu cam kết từ cuối năm 2012 nếu Hy Lạp tuân thủ các cam kết cải cách kinh tế.
Theo ước tính của Ủy ban châu Âu, nợ công của Hy Lạp có thể lên đến gần 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2016.
Nhiều quốc gia châu Âu mà Đức dẫn đầu đang phải giúp đỡ Hy Lạp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng kêu gọi giảm nợ để giúp Hy Lạp phục hồi kinh tế.
Hồi tháng 8 vừa qua, Hy Lạp đã được nhận khoản giải ngân đầu tiên trị giá 13 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ ba, sau đó nước này tiếp tục được “bơm” thêm 2 tỷ vào cuối tháng 11, chưa kể khoản 5,4 tỷ euro được cung cấp để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…