FAO đang hợp tác với Ai-len và Ủy ban Liên minh châu Phi thực hiện dự án nhằm trao đổi và đưa ra các giải pháp hữu ích cho lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt tập trung vào tầm quan trọng của quan hệ đối tác với khu vực tư nhân.
Tăng cường hợp tác công - tư
Với diện tích đất trồng trọt rộng lớn và dân số trẻ nhất thế giới, châu Phi có tiềm năng nuôi sống không chỉ lục địa của mình mà phần lớn thế giới. Dân số ngày càng tăng, đô thị hóa ngày càng tăng và áp lực lên sản xuất thực phẩm bền vững đòi hỏi phải xem xét những thay đổi này và tìm ra cách sáng tạo để thích nghi. Hợp tác công - tư trong nông nghiệp có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi kinh tế, từ đó giảm nghèo ở nông thôn, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng và việc làm cho hàng triệu thanh niên châu Phi tham gia khởi nghiệp.
Thông qua Chương trình hợp tác ba bên (chính phủ Ai-len, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) và Ủy ban Liên minh châu Phi) và sáng kiến tay trong tay của FAO, năm 2017, một hội thảo tại Ai-len đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ khu vực công và tư nhân của 10 quốc gia đại diện cho lục địa châu Phi để chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu về những bài học thành công trong ngành thực phẩm nông nghiệp Ai-len.
Tiếp đó, tháng 7 năm 2019, trong thời gian 4 ngày tại Thủ đô Kigali của Ru-an-da; với sự hỗ trợ của tổ chức FAO, AUC, Chính phủ Ai-len và Chính phủ Ru-an-da, khóa huấn luyện với sự tham gia của đại diện ngành công nghiệp thực phẩm các nước, đại diện của các Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại và Kế hoạch đã thảo luận về sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hệ thống thực phẩm bền vững, xác định các điểm chính cần thiết để chuyển đổi ngành thực phẩm nông nghiệp và xây dựng các chiến lược hành động cho các quốc gia. Chia sẻ về vấn đề này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp Kê-ni-a cho biết, hai năm tới sẽ tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp để góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi nông nghiệp của đất nước.
Tại U-gan-đa, cuộc họp giữa FAO và Chính phủ U-gan-đa đã thống nhất xây dựng một chiến lược nhằm thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào kế hoạch quốc gia về đầu tư nông nghiệp mới của U-gan-đa. Tháng 12/2019, FAO và AUC hỗ trợ một khóa đào tạo phù hợp cho các quan chức của U-gan-đa để giúp họ khởi động Kế hoạch chiến lược ngành nông nghiệp vào năm 2020. Sự kiện này bao gồm trao đổi ngang hàng với đại diện khu vực công và tư nhân từ Kê-ni-a và Cộng hòa Ai-len.
Mục tiêu phát triển bền vững
Kinh nghiệm của Ai-len cho thấy, để đạt được mục tiêu chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thành công cần có một chiến lược nông nghiệp rõ ràng và có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là sự hợp tác giữa khu vực tư nhân và khối công. Hợp tác Bắc-Nam cho phép các nước chia sẻ, trao đổi bài học kinh nghiệm về xây dựng các ngành thực phẩm nông nghiệp bổ dưỡng và bền vững.
Nhận thấy các mục tiêu phát triển bền vững chỉ có thể được đáp ứng với các đối tác ở mọi cấp độ, FAO tích cực tạo điều kiện cho các hợp tác này trên toàn thế giới và đã phát triển một bộ hướng dẫn về quan hệ đối tác công tư, để giúp khuyến khích cách tiếp cận hợp tác và đổi mới để phát triển kinh doanh nông nghiệp..
Thiết bị bay không người lái giúp nông dân Ai-len tối ưu hóa việc sử dụng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…