Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 6 năm 2022 | 10:24

Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022: Bài học từ sản xuất bài bản đến quảng bá nâng cao giá trị nông sản

Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 là dịp để các địa phương quảng bá tiềm năng, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây, sản phẩm OCOP.

Qua đây thấy, quy trình sản xuất bài bản, đảm bảo chất lượng, chủ động quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ,... sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Đưa cây ăn quả lên sườn dốc, nhìn từ Sơn La

Những năm qua, Sơn La ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả. Đến nay, tỉnh có 82.800ha cây ăn quả, sản lượng đạt trên 450.000 tấn/năm. Tỉnh có 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ; xây dựng, duy trì và phát triển 235 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; có 241 mã số vùng trồng; hơn 5.000 ha cây trồng áp dụng sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); 83 sản phẩm OCOP; 17 sản phẩm nông sản xuất  sang 21 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giờ đây, Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, là “hiện tượng” của nông nghiệp Việt Nam. Đây là khát vọng hội nhập, đưa trái cây của Sơn La, của Việt Nam vươn tầm quốc tế, trở thành cường quốc về nông nghiệp…

z3464867478951_bcb14f557f902029a58d5b13997c5fc7.jpg
Festival trái cây là cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây, sản phẩm OCOP ở trong và ngoài nước.

 

Trước đây, người dân xã Hát Lót thường trồng ngô, hiệu quả kinh tế thấp. Trước thực trạng trên, huyện Mai Sơn có chủ trương chuyển trồng cây ăn quả trên đất dốc, cải tạo vườn tạp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, xây dựng thương hiệu như: xoài, vải, mận, cam, bưởi…

Hiện, vùng cây ăn quả của Mai Sơn rộng 1.800 ha, hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 20 lần so với trước. Đặc biệt, huyện được xem như “thủ phủ” trái cây cho các doanh nghiệp, nhà máy chế biến với sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm.

Tại mô hình thâm canh xoài hữu cơ ở xã Hát Lót, hiện có hơn 20 hộ dân tham gia  HTX trồng xoài với diện tích hơn 70ha, thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/ha, cao hơn khoảng 10 lần so với thu nhập từ trồng ngô, sắn, mía…

Đến thăm vùng sản xuất nông nghiệp xã Hát Lót, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc “đưa cây ăn quả lên sườn dốc” là thay đổi tư duy quan trọng, giúp cơ cấu lại cây trồng, thay đổi thói quen canh tác, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trên đất; giúp người dân làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, không phải đi làm ăn xa nhà; minh chứng cho sự thành công của đổi mới sáng tạo, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể.

Thủ tướng nhấn mạnh, chính quyền cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân triển khai các mô hình sản xuất, chế biến mới. Chính quyền, doanh nghiệp và người dân cần có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Sơn La phải xây dựng thương hiệu sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu đi cùng cơ cấu lại cây trồng, áp dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng, phát triển thị trường, chú trọng công nghệ chế biến sau thu hoạch, đa dạng hóa chuỗi cung ứng… Đây là những vấn đề luôn phải đặt ra để hỗ trợ người nông dân.

Đẩy mạnh quảng bá, mở rộng thị trường

Tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022, có hơn 1.300 sản phẩm trưng bày tại hơn 400 gian hàng trực tiếp và 65 gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử. Đây là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP và các sản phẩm tiêu biểu, chất lượng cao, sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong nước và quốc tế…

Ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, khẳng định, Festival là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, vừa tạo điều kiện để các địa phương gặp gỡ, trao đổi, quảng bá tiềm năng và xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây, sản phẩm OCOP đến thị trường trong và ngoài nước, vừa góp phần kích cầu thị trường, thu hút khách du lịch, tạo động lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19.

Thông qua Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam, Sơn La mong muốn giới thiệu, quảng bá, cung cấp các thông tin cụ thể về sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trái cây và sản phẩm OCOP của tỉnh tới các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước; thu hút doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm, góp phần thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh, phấn đấu đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang Phạm Thanh Hòa cho hay, qua sự kiện, nông dân Hậu Giang mong muốn quảng bá, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của địa phương đến với các vùng miền, để kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Qua đó, mở rộng thị trường tiêu thụ cho người nông dân.

Theo chị Trịnh Kim Thư, Tổng Giám đốc Công ty cổ phẩn MD Queens (Hà Nội), nhiều du khách đã đến tham quan, thưởng thức sản phẩm OCOP 4 sao, đây là một trong những tín hiệu vui, đáp ứng kỳ vọng của công ty tại Festival. Chương trình Festival lần này được tổ chức rất quy mô. Các tỉnh, thành đã mang những đặc sản vùng miền, sản phẩm tiêu biểu nhất của địa phương mình đến trưng bày, quảng bá, giới thiệu, cũng như kết nối giao thương tại Sơn La.

Từ Festival trái cây cho thấy, cách làm bài bản của các địa phương, từ quy hoạch, ban hành chính sách, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, liên kết, từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, việc làm không thể thiếu là đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại lớn, thì đây là việc làm cần thiết để tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top