Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2022 | 9:50

Giải pháp nào để tiêu thụ thanh long bền vững?

Theo Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, với hơn 33.000ha chuyên canh thanh long cho sản lượng gần 700.000 tấn/năm, nông dân Bình Thuận đã làm giàu nhờ cây trồng này.

Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ trái thanh long nhiều năm qua được xem là không ổn định và thiếu bền vững.

Giá thanh long giảm sâu

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc, khiến giá trái cây này giảm sâu. Theo ông Vũ Huy Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, thanh long Bình Thuận đang tồn ở cửa khẩu và trong kho lạnh của các doanh nghiệp khoảng 30.000 tấn, cần được giải quyết trong vòng 15 ngày.

Thêm vào đó, dự kiến sản lượng thu hoạch của nông dân đến hết tháng 3/2022 khoảng 100.000 tấn. Việc tháo gỡ khó khăn tiêu thụ trái thanh long là điều cấp thiết.

Từng gắn bó nhiều năm với cây thanh long, ông Lê Minh Hùng ở huyện Hàm Thuận Nam cho biết, chưa bao giờ thanh long tụt giá như hiện nay. Thanh long đang trong vụ nghịch, nông dân phải chong đèn để cây cho trái nên chi phí sản xuất cao. Nếu bán với giá khoảng 10.000 đồng/kg thì mới lấy lại vốn.

 

01.jpg
Thu hoạch thanh long tại Bình Thuận.

 

Tuy nhiên, với giá thanh long như hiện tại (2.000 đồng/kg), thậm chí không có người mua, nông dân thua lỗ nặng. Nhiều nhà vườn nằm trong vòng luẩn quẩn, nếu sản xuất mà giá thành quá cao thì lỗ nặng, còn nếu không sản xuất thì cây bị hỏng, không sản xuất được mùa sau.

Hàng hóa ùn ứ, giá giảm sâu, không chỉ người trồng thanh long thua lỗ mà các vựa thu mua, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bà Lê Thị Thu Hằng, đại diện Công ty Thanh long Thu Hằng cho biết, hiện tại chi phí để đưa thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng gấp 3 lần so với những năm trước đây, tuy nhiên, thanh long khi vận chuyển tới cửa khẩu thì không thể thông quan ngay, khiến trái hư hỏng, doanh nghiệp thua lỗ. Thời gian qua, doanh nghiệp vẫn cố “gồng” để thu mua cho bà con nhưng đến nay khó có thể gắng sức.

Tương tự Bình Thuận, nhà vườn, doanh nghiệp xuất khẩu ở các tỉnh Tiền Giang, Long An cũng chung tình cảnh. 

Cần có nhiều chiến lược hơn

Tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ thanh long Bình Thuận, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, cả nước hiện  có khoảng 64.000ha thanh long, sản lượng gần 1,4 triệu tấn/năm, tập trung ở 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.

Trong đó, Bình Thuận dẫn đầu về năng suất và sản lượng, thanh long được xác định là cây lợi thế, đặc sản, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của địa phương với hơn 30.000 hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu.

Ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, đề xuất, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần đưa thanh long vào nhóm cây chủ lực quốc gia, từ đó có chiến lược, chính sách phát triển bền vững, cũng như chiến lược quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước. Ngoài ra, Bộ cần xây dựng chiến lược đánh giá tiềm năng, nhu cầu tiêu thụ thanh long trên cơ sở nghiên cứu khoa học, đảm bảo nguyên tắc cung cầu để các địa phương có cơ sở quy hoạch, phát triển.

Để gỡ khó cho trái thanh long trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, tổ chức lại sản xuất thanh long và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Mọi sự thay đổi đều khó khăn, nhưng không thay đổi còn khó khăn hơn trong bối cảnh tình hình như hiện nay. “Để phát triển bền vững, các địa phương phải tổ chức lại sản xuất thanh long bắt đầu từ cấp xã theo hướng hiểu rõ về sản xuất đến nắm rõ nhu cầu thị trường, đối tác và đối tượng cạnh tranh. Các địa phương cần tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát; cần nâng cao giá trị trái thanh long, từng bước chuyển đổi xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu phòng dịch, việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông sản nói chung và trái thanh long nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn và tìm đầu ra cho sản phẩm của Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một hoặc một số thị trường nhất định.

Ông Hưng đánh giá, Ấn Độ là thị trường trọng điểm ở khu vực Nam Á, hội tụ đầy đủ những yếu tố có thể là điểm đến thuận lợi cho thanh long Việt Nam. Với thị trường gần 1,4 tỷ dân, có nhiều người ăn chay và thói quen ăn uống sử dụng nhiều trái cây như là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày, Ấn Độ là thị trường tiềm năng cho trái thanh long Việt Nam. Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Ấn Độ vẫn chưa khai thác hết cơ hội của thị trường lớn này.

 

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021, thanh long là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của trái cây Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 1,04 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước. 

 

Khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Ấn Độ phần nào đến từ khoảng cách địa lý, việc tiếp cận thông tin về quy định, chính sách xuất - nhập khẩu cũng như phòng dịch của Ấn Độ còn hạn chế. Ấn Độ cũng là thị trường thường đưa ra các chính sách mới, đột ngột, gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu như không được phổ biến kịp thời.

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ thanh long đứng thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch đạt 13,55 triệu USD, tăng 86,9% so với năm 2020, chiếm 1,3%.

Theo ông Trần Quốc Toản, Phó cục trưởng Cục Xuất  -nhập khẩu (Bộ Công Thương), với sản lượng và năng lực sản xuất, chế biến đa dạng và dồi dào, doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, sẵn sàng cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng cho thị trường quốc tế, trong đó có thị trường Ấn Độ.

 

 

 

Vân Nhi
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top