Hà Nam: Chùa Long Đọi Sơn đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn năm nay khác mọi năm là Chùa Long Đọi Sơn long trọng đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người dân trong vùng. Khác với mọi năm Lễ hội năm nay chùa Long Đọi Sơn long trọng đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.
Chùa Long Đọi Sơn (còn gọi là Chùa Đọi hoặc Chùa Đọi Sơn) là một ngôi cổ tự gắn với bia tháp Sùng Thiện Diên Linh nổi danh có từ thời Lý. Đây là di tích có giá trị quan trọng về mặt lịch sử, khảo cổ học và là một biểu tượng văn hóa của trấn Sơn Nam xưa.
Dưới thời Lý, Long Đọi là một vùng linh sơn, được triều đình chọn làm nơi dựng hành cung và đặt một kho tài vật lớn ở đây. Trên núi có một ngôi chùa cổ. Năm 1118, vua Lý Nhân Tông ra lệnh cho xây dựng bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng và mở mang chùa to đẹp hơn.
Khoảng 4 năm sau, chùa và tháp hoàn thành, vua cho mở hội ăn mừng, đích thân đến lễ và giao Hình bộ thượng thư Nguyễn Công Bật soạn văn bia: “Tháp này xây dựng từ niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118) đến mùa thu niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (1121) thì hoàn thành...”.
Chùa Long Đọi Sơn và tháp Sùng Thiện Diên Linh đứng vững được trên 300 năm. Đến thời thuộc Minh (1407 - 1427), chùa và tháp bị phá, bia bị đánh đổ. Năm Quang Thuận thứ 8 (1467), vua Lê Thánh Tông đã phong cho núi Đọi là Nam thiên đệ tam động, và đề thơ ở mặt sau của tấm bia tháp Sùng Thiện Diên Linh. Cuối thế kỷ 16 (1591), dưới triều Mạc, chùa được nhân dân trong vùng xây dựng lại, làm cho “một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ”.
Vào thời Nguyễn, đặc biệt dưới đời sư tổ Thích Chiếu Thường (1840), chùa Long Đọi Sơn được mở rộng đến 125 gian, đúc tượng Di Lặc, nặng 1000kg bằng đồng, in ấn và lưu hành nhiều bộ kinh Phật. Lúc này, chùa là một trong số ít những địa điểm trên cả nước, trở thành trường Phật giáo.
Năm 1947, trong cuộc kháng chiến chống thực dân, chùa lại bị phá hủy. Sau khi hòa bình, vào năm 1957, tăng ni Phật tử và nhân dân trong vùng đã sửa chữa, tôn tạo, từng bước khôi phục lại không gian chùa. Năm 1992, chùa Long Đọi Sơn đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Di vật quý ở chùa Long Đọi Sơn gồm Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh; Tượng Kim Cương; Tượng đầu người mình chim. Đây là những tác phẩm kiệt tác, nguồn tư liệu quý giá, tái hiện một cách sinh động bức tranh tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống dân gian thời Lý. Những di vật này còn thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa hai nền kiến trúc nghệ thuật Chămpa và Đại Việt thời Lý.
Ngoài ra, chùa Long Đọi Sơn còn lưu giữ nhiều di vật quý khác, như những mảnh gốm trang trí hình vũ nữ đang múa hay hình rồng mang phong cách nghệ thuật thời Lý, một chiếc chuông cổ, một chiếc khánh cổ, những lư hương bằng đồng... cùng hệ thống tượng Phật phong phú.
Trải qua thời gian, tuy chùa Đọi Hà Nam không còn giữ được kiến trúc gốc, nhưng đây vẫn là ngôi chùa cổ bề thế, tọa lạc giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, và sở hữu một bề dày lịch sử, gắn với sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống của cư dân Hà Nam xưa và nay.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên phát biểu tại buổi lễ.
Dự và phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, khu di tích Chùa Long Đọi Sơn là nơi lưu giữ những di vật không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa thời Lý không nơi nào có được, mà những di vật đó còn là “chứng nhân lịch sử” quan trọng về lịch sử trải qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước và dân tộc. Chính vì vậy, khu di tích Chùa Long Đọi Sơn rất cần được bảo tồn kiến trúc nguyên gốc trong quá trình tu bổ. Khu di tích chùa Long Đọi Sơn là một trong 10 di tích trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên
trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt và tặng hoa
cho lãnh đạo địa phương.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên cũng yêu cầu các cấp các ngành tỉnh Hà Nam cần có biện pháp bảo tồn, giữ gìn những di vật tại khu di tích chùa Long Đọi Sơn: “Tôi đề nghị tỉnh Hà Nam đặc biệt chú trọng công tác quản lý, tôn tạo, tu bổ, các di tích lịch sử của địa phương nói chung và Chùa Long Đội Sơn nói riêng… Để bảo tồn và phát huy giá trị Di tích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các sở, ban, ngành chính quyền các cấp phải xây dựng kế hoạch bảo tồn, đồng thời đẩy mạnh quảng bá xúc tiến để kết nối hình thành chuỗi du lịch; gắn kết việc phát huy giá trị di tích lịch sử với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, làm phong phú hơn sản phẩm du lịch trên địa bàn…
Phát biểu tại buổi lễ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông ghi nhận và cảm ơn những phát biểu của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong thời gian tới, tỉnh Hà Nam đặc biệt chú trọng phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nam văn minh, thanh lịch, đồng thời làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn và các di sản văn hóa trên địa bàn gắn với giáo dục truyền thống và phát triển du lịch, góp phần vào sự phát triển của tỉnh nói riêng, của đất nước nói chung.
Tại buổi lễ đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên Bí thư huyện ủy chủ tịch HĐND huyện Duy Tiên cũng đã đánh hồi trống khai hội lễ hội chùa Đọi Sơn năm 2018.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.