Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, năm học 2018 – 2019, TP Hà Nội triển khai Chương trình Sữa học đường, thực hiện theo Quyết định số 1340/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/7/2016.
Với mục đích cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phân nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, ngày 06/08/2018 UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định Phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường theo Quyết định 1340/QD-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thực hiện sự chỉ đạo của TP, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đầy đủ các bước xây dựng Đề án theo quy định; Bám sát cơ sở pháp lý; cơ sở khoa học; tham khảo kinh nghiệm triển khai tại các quốc gia khác trên thế giới; các tỉnh, thành phố đã triển khai Chương trình Sữa học đường; tổng hợp và phân tích số liệu đánh giá thực trạng, khảo sát ý kiến cha mẹ học sinh; phối hợp với các sở, ban, ngành.. tham mưu cho TP ban hành các văn bản để thực hiện Chương trình.
Ông Tiến cho biết, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019 TP Hà Nội triển khai Chương trình Sữa học đường trên phạm vi toàn Thành phố, Chương trình này được thực hiện từ nay đến hết năm 2020. Đối tượng được tham gia thụ hưởng Chương trình này là các em học sinh mầm non và tiểu học đang học tập tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố.
Chương trình này có ý nghĩa rất lớn về chính trị, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự phát triển của các thế hệ tương lai của Đất nước sau này. Để thực hiện được Chương trình này, ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ 30%; nhà cung cấp hỗ trợ 20% còn lại 50% phụ huynh học sinh tự đóng góp.
Đối với trẻ em hộ nghèo, cận nghèo (theo quy chuẩn hộ nghèo, cận nghèo do UBND TP ban hành), học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách sẽ được ngân sách hõ trợ 50% và doanh nghiệp hỗ trợ 50%. Đơn giá của một hộp sữa tạm tính là 6.875 đồng/hộp 180ml (đã có thuế giá trị gia tăng)
Hiện, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đang tiến hành bán hồ sơ mời thầu cho các nhà cung cấp sữa có đủ năng lực và các điều kiện cần thiết về các tiêu chí đối với sữa học đường sử dụng cho học sinh mầm non và tiểu học. Dự kiến trong học kỳ I của năm học 2018 – 2019 học sinh ở hai cấp học mầm non và tiểu học sẽ được sử dụng sữa học đường này.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, thành viên của Đề án Chương trình sữa học đường: Sữa học đường là loại sữa khác với các loại sữa thông thường bởi các chất dinh dưỡng có trong sữa học đường này giúp cho học sinh phát triển được trí tuệ, chiều cao... Có thể các loại sữa khác có rất nhiều thành phần, tuy nhiên, đối với sữa học đường chỉ tập trung vào những chất có lợi nhất cho sự phát triển của trẻ em đang ở độ tuổi mầm non và tiểu học.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết thêm, Chương trình Sữa học đường không bắt ép phụ huynh phải tham gia, hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Hiện nay, Sở đang chỉ đạo Phòng giáo dục các quận, huyện phát đăng ký cho phụ huynh tham gia Chương trình này, phụ huynh có thể đăng ký tham gia hoặc không tham gia. Sau này, nếu phụ huynh học sinh nhận thấy được lợi ích của việc uống sữa học đường này thì vẫn có thể đăng ký mua sữa thêm. Nhà cung cấp sẽ căn cứ theo đề nghị của phụ huynh ở các trường đó cấp thêm.
Đây là một Chương trình rất có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội, đồng thời góp phần vào mục tiêu cải thiện và nâng cao tầm vóc trẻ em, những thế hệ tương lai. Đảng và Nhà nước đã cùng các doanh nghiệp đồng hành để thực hiện chương trình này. Phụ huynh học sinh cũng cần tham gia và ủng hộ để con em mình được hưởng những giá trị tốt nhất mà xã hội mang lại cho sự phát triển chung của Đất nước.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.