Trong trái tim những người đồng nghiệp, các em học sinh của trường THPT Hà Huy Tập, Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên, thầy giáo Phan Anh Tú, là tấm gương sáng đầy nhiệt huyết, tận tâm với nghề và tích cực sẻ chia, lan tỏa đến cộng đồng bằng những nghĩa cử cao đẹp.
Yêu nghề, say nghề và những cống hiến
Thầy Phan Anh Tú là giáo viên bộ môn giáo dục công dân, Phó chủ tịch Công đoàn trường THPT Hà Huy Tập, Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Về trường từ năm 2003 đến nay thấm thoắt 18 năm trưởng thành và cống hiến, thầy ghi dấu ấn đậm nét khi 5 năm liên tục, luôn gặt hái được các giải cao trong Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” (do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban ATGT Quốc gia và Honda Việt Nam phối hợp tổ chức).
Từ năm 2016 - 2019, thầy Phan Anh Tú đạt các giải nhất, nhì, ba quốc gia của cuộc thi này. Năm học 2019-2020, thầy là đại diện duy nhất cho giáo viên khối THPT ở Hà Tĩnh lọt vào vòng chung kết. Sau quá trình tranh tài căng thẳng với 30 thí sinh đến từ khắp cả nước, thầy xuất sắc đạt giải nhất quốc gia.
Tiền lệ từ trước tới nay chưa có 1 giáo viên nào xuất sắc đạt thành tích liên tiếp trong 4 năm như thầy. Đó là kết quả của cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của người dẫn đường tận tâm với các thế hệ học trò. Ngày đêm hăng say mày mò, trăn trở bên trang giáo án, cẩn thận tìm tòi những phương pháp giảng dạy hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Những cống hiến của thầy đã cho quả ngọt và thành tích rực rỡ, được các cấp các ngành đánh giá cao: 6 năm liền là chiến sĩ thi đua cơ sở, 3 lần được UBND tỉnh tặng bằng khen. Nhiều lần được Bộ GD-ĐT, Công đoàn GD Hà Tĩnh & Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen…. Đó không chỉ là niềm tự hào, là danh hiệu cá nhân mà còn là thành tích của cả tập thể, là nguồn động viên giúp thầy cố gắng làm việc, cống hiến nhiều hơn.
Thầy Tú chia sẻ: “Yêu nghề, say nghề phấn đấu có kết quả càng có động lực để tiếp tục cố gắng. Như cầu thủ đá bóng lúc ra sân, có người chạy 100% sức nhưng cũng có người chỉ chạy 70 - 80% sức, nghề giáo cũng vậy, rất vất vả nhưng quan trọng mình có yêu nghề hay không, nếu thật sự yêu nghề, say nghề mình sẽ làm được”. Với thầy chuyên môn là sống còn, bên cạnh đó thầy còn là một trong những hạt nhân trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật… thường xuyên phối kết hợp với tổ chuyên môn, Ban giám hiệu tập huấn các văn bản của sở, các ban ngành.
Ngoài kiến thức cơ bản, việc rèn luyện kỹ năng mềm cho các em là vô cùng cần thiết bởi với quan điểm giáo dục: “không có trò nào dốt” thì giáo viên phải là người dẫn đường, khai phá tiềm năng, thế mạnh trong mỗi em học sinh để các em hiểu và phát huy hết khả năng của bản thân. Do đó, thông qua các buổi học ngoại khóa thầy khéo léo lồng ghép nhiều kiến thức về pháp luật học đường, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp các em có được hành trang vững chắc vào đời.
Miệt mài làm việc thiện
Trong vai trò Phó chủ tịch Công đoàn trường: “bất kể hoạt động công đoàn nào có sự góp mặt của thầy đều được làm tới nơi tới chốn, thầy luôn quan tâm, hỏi han đến đời sống vật chất, tinh thần của anh em trong cơ quan bằng thái độ ân cần, gần gũi nhất, luôn cố gắng để đem lại quyền lợi cho anh em”, cô Hoàng Thị Thanh Nga, giáo viên trường THPT Hà Huy Tập tự hào nói.
Thầy Tú đặc biệt quan tâm đến công tác thiện nguyện, bởi điều đó mang lại giá trị nhân văn, tính giáo dục rất cao. Trong cuộc sống đời thường thầy giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là các em học sinh mồ côi, đau ốm, bệnh tật…Thầy chia sẻ: “tôi làm từ thiện vì thấy đồng cảm, thấy thương những em học trò tuổi còn rất nhỏ đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi. Chỉ mong sao với sự cố gắng của bản thân và giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm có thể san bớt những nhọc nhằn, buồn tủi để con đường đến trường của các em đỡ ghập ghềnh hơn”.
Nghề giáo không giàu, nên từ thiện chủ yếu bằng cái tâm của mình là chính. Mỗi hoàn cảnh thầy đến, ngoài bỏ tiền túi còn vận động anh em trong đơn vị, bạn bè và các nhà hảo tâm đóng góp mỗi hoàn cảnh 5 triệu, 7 triệu, 10 triệu tùy lúc. Đặc biệt, trong đợt lũ vừa qua thầy đã kêu gọi được gần chục đoàn thiện nguyện từ Hương Sơn, Kỳ Anh, Kon Tum, Bình Dương… với số lượng: 3 tấn gạo, 500 thùng mì tôm, 300 chai nước mắm, 300 chai dầu ăn, 50 chăn ấm và hàng ngàn cái bánh chưng trao cho bà con vùng lũ. Thầy cũng đã kêu gọi được 500 mũ bảo hiểm phát cho học sinh trường được ngành và Công an huyện đánh giá cao.
Cô Phạm Thị Phương, Phó hiệu trưởng trường THPT Hà Huy Tập cho biết: “Thầy là một giáo viên rất giỏi, có bề dày thành tích liên tục, luôn đi đầu trong công tác giảng dạy, là thành viên quan trong trong hội đồng pháp luật của nhà trường. Giờ đã đến độ chín của tuổi nghề nhưng đam mê công tác từ thiện vẫn luôn cháy rực trong thầy.
Trường THPT Hà Huy Tập là ngôi trường nằm nơi rốn lũ, lũ lụt là một nỗi ám ảnh, trong đợt lũ lịch sử vừa qua thầy đã đứng ra kêu gọi được rất nhiều các nhà hảo tâm, các đoàn thiện nguyện về trao tặng cho không chỉ cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường mà còn trao gửi đến nhiều hoàn cảnh khó khăn ở các vùng lũ khác. Những cống hiến của thầy, công sức và tâm huyết của thầy được đội ngũ cán bộ giáo viên, nhà trường và đông đảo học trò qua nhiều thế hệ ghi nhận”.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.