Hậu Giang: Xây dựng nông thôn mới với nâng cao thu nhập cho người dân
Đến năm 2020, Hậu Giang phấn đấu có 50% số xã, tương đương 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong năm 2018, tỉnh này phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới đối với 4 xã
Đến năm 2020, Hậu Giang phấn đấu có 50% số xã, tương đương 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong năm 2018, tỉnh này phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới đối với 4 xã là Phú An (huyện Châu Thành), Phương Bình (huyện Phụng Hiệp), Long Trị (thị xã Long Mỹ) và Trường Long A (huyện Châu Thành A), nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 26/54 xã, đạt 48,15%.
Đồng thời, tập trung chỉ đạo bổ sung thêm 2 xã là Đông Phước A (huyện Châu Thành) và Tân Hòa (huyện Châu Thành A) để làm bước đệm cho năm 2019. Đến nay, Hậu Giang đã có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kế hoạch thực hiện năm 2018 đã có 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là xã Hỏa Lựu (thành phố Vị Thanh) và xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp).
Tính đến thời điểm này, riêng huyện Vị Thủy có 3 xã đạt chuẩn NTM là Vị Thanh, Vị Thắng và Vị Thủy. Xác định đạt chuẩn không có nghĩa là dừng lại mà phải nâng chuẩn, giữ vững chuẩn, các địa phương đã tập trung rà soát lại tất cả các tiêu chí NTM và xây dựng kế hoạch, giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí với quyết tâm không để tiêu chí nào rớt chuẩn, nhất là những tiêu chí có khả năng biến động như: tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập, môi trường, trường học, bảo hiểm y tế. Từ nay đến năm 2020 sẽ có 2 xã được tập trung xây dựng đạt chuẩn là Vị Trung và xã Vĩnh Thuận Tây. Theo kế hoạch, năm 2018 huyện sẽ xây dựng thành công xã nông thôn mới Vị Trung, đến năm 2020 sẽ là xã Vĩnh Thuận Tây. Với sự quyết tâm và nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Vị Thủy đang kỳ vọng sẽ cán đích xây dựng nông thôn mới đạt chất lượng và đúng kế hoạch đã đề ra.
Phụng Hiệp là huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh. Khi mới bắt tay vào xây dựng NTM, do làm tốt về công tác tuyên truyền, người dân đồng thuận cao nên chủ động trong việc hiến đất, hoa màu, đóng góp tiền của, công sức để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nên diện mạo nông thôn của huyện ngày một khang trang. Đặc biệt, thực hiện Đề án 1.000 của ngành nông nghiệp tỉnh, Phụng Hiệp đã vận động người dân đẩy mạnh việc cải tạo vườn tạp sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao, mà điển hình là cây cam xoàn đã và đang cho người dân nguồn thu nhập rất ổn định. Những năm gần đây, thu nhập từ cam xoàn có lúc đạt gần 1 tỉ đồng/ha/năm. Hiện tại, Phụng Hiệp có 3/12 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đó là xã Thạnh Hòa (xã điểm của tỉnh), xã Phương Phú (xã điểm của huyện) và xã Phương Bình. Năm 2018, xã Bình Thành phấn đấu đạt chuẩn NTM.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Long Mĩ cũng đã triển khai với nhiều hình thức, tuyên truyền, vận động phối hợp nhân dân tham gia thực hiện. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài, lồng ghép với các nguồn vốn khác, đến nay huyện đã có 4 xã đạt chuẩn NTM, đó là: Vĩnh Viễn, Thuận Hưng , Vĩnh Thuận Đông và Lương Tâm. Xã Thuận Hòa phấn đấu sẽ đạt vào cuối năm 2018. Đến nay, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, hàng hóa lưu thông dễ dàng, hệ thống trường học được đầu tư xây dựng khang trang, cơ sở y tế ngày càng hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thúc đẩy nền nông nghiệp ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng vật nuôi được nâng lên, xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Hiện thu nhập bình quân đầu người ở xã nông thôn mới đạt trung bình là 37 triệu đồng/người/năm.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh: “…Mỗi đơn vị từ quy hoạch chung được duyệt sẽ cụ thể hóa bằng đề án sản xuất nhằm chọn mô hình cây, con chủ lực ở địa phương. Từ đó thực hiện theo chuỗi giá trị khép kín, đưa khoa học công nghệ và sản xuất, phấn đấu đến năm 2020 nâng cao thu nhập của người dân địa phương từ 1,5 - 2 lần so hiện nay và giảm tỷ lệ hộ nghèo 2 - 3%/năm. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân”./.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.