Hơn 150 đơn vị tham gia Festival Nghề truyền thống đầu tiên ở Quảng Nam
Festival Nghề truyền thống vùng miền lần I - Quảng Nam 2022 diễn ra từ 19 – 22/5 tại thành phố Hội An, quy tụ 16 làng nghề truyền thống, hơn 40 nghệ nhân và khoảng 150 doanh nghiệp, chủ thể OCOP trên toàn quốc tham dự.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Năm Du lịch Quốc gia 2022, sẽ tái hiện sinh động các giai đoạn phát triển Nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thành đại diện cho từng khu vực trên cả nước nói chung. Qua đó giới thiệu, quảng bá văn hóa, lịch sử, thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người Quảng Nam trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội đến với du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời là dịp tìm kiếm và thúc đẩy cho các sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trở thành hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực.
Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết, Festival có quy mô 10 nhà gỗ (diện tích bình quân 1 nhà gỗ là 53m2) và 78 gian nhà tre (kích thước 1 gian: 2,5m x 2,5m); có 16 làng nghề và hơn 40 nghệ nhân và khoảng 150 doanh nghiệp, chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Đồng Tháp tham gia. Đồng thời, BTC có bố trí khu gian hàng Trung tâm để quảng bá những sản phẩm mới của du lịch Quảng Nam và các hoạt động xúc tiến thương mại như giới thiệu Trang sản phẩm Quảng Nam (hiện, đã có khoảng 500 sản phẩm được cập nhật); trưng bày cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm...
Các hoạt động diễn ra trong 4 ngày Festival gồm: Biểu diễn nghề Dệt thổ cẩm (tỉnh Đắk Lắk và huyện Tây Giang, Quảng Nam), gốm Bát Tràng, gốm Thanh Hà, chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa), đan mê bồ (Đồng Tháp), dệt lụa (huyện Duy Xuyên), Diễn tấu Cồng chiêng – Tây Nguyên (UBND thành phố Buôn Ma Thuột); Đêm Hoài giang và chương trình hát hò khoan đối đáp Thanh Hóa - Quảng Nam; Âm thực truyền thống; Tọa đàm “Những giải pháp bảo tồn, phát triển nghề trong thời kỳ hội nhập” và “Tháo gỡ khó khăn, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực vùng – miền”; tham quan và giới thiệu, kết nối công nghiệp hỗ trợ cơ khí ô tô tại THACO; các điểm du lịch, kết nối Chương trình phát triển du lịch xanh; các hoạt động ký kết hợp tác trong lĩnh vực công thương về phát triển làng nghề truyền thống, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Nam và tổ chức khai trương Hệ thống phần mềm du lịch thông minh.
Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 được kỳ vọng sẽ là nhịp cầu kết nối, là điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Đặc biệt, còn mở ra cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề truyền thống tăng cường hoạt động liên kết hợp tác, nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững làng nghề gắn với bảo tồn, phát triển văn hóa thông qua các nghề truyền thống…
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1473 về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 16, cho 6 di tích trong toàn quốc, trong đó có Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Về kinh phí thực hiện, Quốc hội quyết nghị tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng.
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.
Tối 25/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tính đến chiều cùng ngày, toàn tỉnh đã di dời 174 hộ với 507 khẩu sinh sống ở vùng nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.