Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) dự báo thị trường bất động sản (BĐS) 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Đồng thời sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc nhà có giá vừa túi tiền đáp ứng được nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị.
HoREA dự báo dù thị trường BĐS vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng nhưng sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016, dự báo trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu hiện nay, giúp thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn. Bên cạnh đó, xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển hơn trước, nhất là sau thời điểm 15-8-2017 khi nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu có hiệu lực thi hành.
Liên quan đến hành lang pháp lý, nhà nước sẽ ban hành nhiều quy phạm pháp luật và sử dụng các công cụ về thuế như thuế đánh vào người có nhiều nhà, thuế BĐS. Các công cụ về tín dụng như lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường BĐS theo Thông tư số 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Công cụ về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở. Công cụ hành chính nhằm ràng buộc nghĩa vụ của chủ đầu tư để bảo vệ người tiêu dùng như bảo lãnh ngân hàng, xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn, công bố dự án đã thế chấp, chủ đầu tư phải giải chấp hoặc phải được ngân hàng nhận thế chấp đồng ý thì mới được bán nhà ở hình thành trong tương lai... để điều chỉnh thị trường BĐS nhằm mục tiêu phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững. Dự báo trong thời gian tới các thủ tục hành chính sẽ thông thoáng, đơn giản hơn, giảm thiểu dần tình trạng nhũng nhiễu hiện nay.
Nhà vừa túi tiền được dự báo sẽ thống lĩnh thị trường BĐS 6 tháng cuối năm 2017
Cùng với đó, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường BĐS trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi thị trường đã nhen nhóm xuất hiện những yếu tố tiềm ẩn rủi ro như sự lệch pha trong cung - cầu, sự gia tăng mạnh các nhà đầu tư thứ cấp, hoặc nguồn cung tín dụng có xu hướng tập trung vào một số tập đoàn lớn đầu tư vào phân khúc BĐS cao cấp, nghỉ dưỡng. Cụ thể, tình trạng một số tập đoàn BĐS quy mô rất lớn đang được nhận nguồn vốn tín dụng lớn và huy động rất nhiều nguồn vốn xã hội (vốn của nhiều người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp) cũng là những nhân tố có tiềm ẩn yếu tố rủi ro tác động lên thị trường.
Những tháng cuối năm 2017 được dự báo sẽ khó có khả năng xảy ra “bong bóng” BĐS do có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời và hiệu quả của Nhà nước; đồng thời do các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường và nhà đầu tư thứ cấp ngày càng tỉnh táo, am hiểu thị trường hơn./.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.