Hàng nghìn người dân Indonesia đã phải chuyển đến khu vực cao hơn nhằm tránh nguy cơ một đợt sóng lớn có thể xảy ra trong ngày hôm nay (26/12).
Lực lượng cứu hộ Indonesia tiếp tục chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người còn sống sót sau trận sóng thần xảy ra 5 ngày trước ở nước này khiến ít nhất 429 người đã thiệt mạng. Khoảng 154 người vẫn còn mất tích và hơn 1.400 người khác bị thương.
Hàng nghìn người dân địa phương đã phải chuyển đến khu vực cao hơn nhằm tránh nguy cơ một đợt sóng lớn có thể xảy ra trong ngày hôm nay (26/12).
Theo ghi nhận của hãng tin Reuters, để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã phải huy động cả máy móc hạng nặng, máy bay không người lái, chó nghiệp vụ và camera đặc biệt nhằm phát hiện sự sống và lôi các thi thể bị chôn vùi trong các đống bùn đất và đổ nát ở khu vực duyên hải phía tây đảo Java.
Giới chức Indonesia cho biết, khu vực cứu hộ sẽ được mở rộng về phía Nam sau khi nhiều thi thể bị cuốn trôi được phát hiện tại đây. Theo ông Yusuf Latif, người phát ngôn Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Indonesia, có nhiều khu vực được cho là không bị ảnh hưởng song mở rộng tìm kiếm ở các khu vực vùng xa, lực lượng cứu hộ phát hiện thêm nhiều nạn nhân của trận sóng thần tại đây.
người chết có thể còn tăng trong bối cảnh lực lượng cứu hộ tiếp tục mở rộng tìm kiếm ở 6 ngôi làng bị cô lập và bị ảnh hưởng của sóng thần, với những đợt sóng cao tới 5 mét.
Cơ quan Khí tượng học và Địa chất Indonesia BMKG đã kêu gọi người dân cần tránh xa khu vực ven biển khoảng 1 km do nguy cơ thời tiết cực đoan trong ngày hôm nay, kèm những đợt sóng lớn lên tới 2 mét.
Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, trong năm 2018, Indonesia tiếp tục phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai nghiêm trọng. Nhiều trận động đất xảy ra ở các đảo Lombok vào tháng 7 và tháng 8 vừa qua cùng một trận động đất và sóng thần vào tháng 9 ở một phần đảo Sulawesi đã làm hơn 2.000 người thiệt mạng./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…