Xu hướng giá cả tăng lên đang diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ. Trong tháng 10 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ tăng lên mức cao nhất 30 năm, đặc biệt là giá năng lượng và thực phẩm.
Số liệu vừa công bố của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - chỉ số theo dõi lạm phát đối với một loạt hàng hóa và dịch vụ thiết yếu - trong tháng 10/2021 tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng 30 năm qua.
Cụ thể, CPI trong tháng 10/2021 đã tăng 0,9% so với tháng 9/2021 và 6,2% trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 10/2021. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/1990. Trước đó, các nhà phân tích nhận định chỉ số CPI sẽ chỉ tăng 0,5% trong tháng 10/2021, tăng từ mức tăng 0,4% trong tháng 8/2021 và 5,8% trong giai đoạn 12 tháng tính đến hết tháng 10/2021.
Phần lớn lạm phát trong năm là do các lĩnh vực cụ thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 cũng như tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng, như ô tô, gỗ xẻ, nhà cho thuê và năng lượng. Tuy nhiên, xu hướng giá cả tăng lên đã diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ trong tháng 10/2021 và tăng mạnh trong ngành năng lượng và thực phẩm.
Đáng chú ý, giá nhiên liệu tăng 12,3% trong tháng 10, và tăng 59,1% so với hồi năm ngoái. Giá năng lượng tăng 4,8% trong tháng 10, và tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá thực phẩm trong tháng 10 cũng tăng chóng mặt, ở mức 0,9% so với tháng trước đó và tăng 5,3% so với cách đây 1 năm, đặc biệt là các mặt hàng như bao gồm thịt, cá, trứng,...
Việc lạm phát gia tăng mạnh trong tháng 10/2021 có thể sẽ gây sức ép lên chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc thu hẹp quy mô chương trình nghị sự kinh tế của mình cũng như nỗ lực củng cố dự luật khí hậu và dịch vụ xã hội trị giá 1.750 tỷ USD trước Lễ Tạ ơn.
Theo CNNBusiness, CNBC/VOV dịch
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…