Các phi hành gia thu hoạch ớt sau khoảng 4 tháng trồng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để phân tích và chế biến thành món ăn.
Các phi hành gia vừa thu hoạch mẻ ớt đầu tiên trồng trên ISS. Những cây ớt được trồng từ tháng 7 theo thí nghiệm Plant Habitat-04, một trong những thí nghiệm thực vật phức tạp nhất trên trạm ISS đến nay vì ớt mất nhiều thời gian để phát triển hơn các loại cây trước như rau diếp, cúc ngũ sắc và củ cải. Ớt có thể tăng hoặc giảm độ cay tùy vào lượng nước chúng nhận được và ảnh hưởng của việc sống trong điều kiện không trọng lực.
Sau khi thu hoạch, các phi hành gia làm sạch ớt, sau đó nếm thử một số quả ớt đỏ, xanh, và thực hiện khảo sát về hương vị cũng như kết cấu. Phi hành gia NASA Megan McArthur sau đó làm “bánh taco vũ trụ” từ ớt, thịt bò fagita, atisô và cà chua khô bổ sung nước.
Một số quả ớt sẽ được gửi về trái đất để phân tích, trong khi các cây ớt tiếp tục phát triển trên trạm vũ trụ. Phi hành đoàn của tàu Crew-3 (SpaceX) sẽ tiến hành thu hoạch ớt lần thứ hai, sau khi lên tới trạm ISS. Con tàu dự kiến rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy (NASA), bang Florida, vào tháng 11 này.
Thực phẩm tươi quý hiếm giúp thực đơn trở nên đa dạng hơn và mang lại sự thích thú cho các phi hành gia. Không chỉ vậy, thành công của thí nghiệm Plant Habitat-04 cũng có ý nghĩa khoa học lớn với chế độ dinh dưỡng của phi hành gia và các nhiệm vụ không gian dài ngày.
Các phi hành gia đã trồng thành công 10 loại cây trên trạm ISS kể từ năm 2015 và lấy mẫu từng loại. Ớt là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời và cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác. Ớt tự thụ phấn nên dễ phát triển. Quả ớt có thể hái và ăn ngay, không cần nấu chín. Do chứa ít vi sinh vật nên việc ăn sống chúng cũng rất an toàn.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…