Theo hãng thông tấn Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm ngày 19/11 nhằm đặt nền móng cho chuyến thăm Nhật Bản của nhà lãnh đạo Nga vào giữa tháng 12 tới.
Cuộc gặp diễn ra bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Lima (Peru).
Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin đã thảo luận các phương thức nhằm thúc đẩy đàm phán về lãnh thổ vốn đang đình trệ, cũng như tăng cường hợp tác kinh tế song phương như một phần trong các công việc chuẩn bị chuyến công du Nhật Bản sắp tới của nhà lãnh đạo Nga dự kiến diễn ra vào ngày 15-16/12.
Trả lời báo giới sau hội đàm, Thủ tướng Abe cho biết hai bên xác nhận tiến triển đạt được về kế hoạch hợp tác kinh tế 8 điểm mà ông đề xuất với Tổng thống Putin vào tháng Năm vừa qua.
Kế hoạch thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực như y học, năng lượng, công nghệ tiên tiến và công nghiệp hóa vùng Viễn Đông của Nga. Nhật Bản hy vọng sử dụng kế hoạch này làm đòn bẩy để thúc đẩy các cuộc đàm phán về bốn hòn đảo mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. Hiện Nga kiểm soát các đảo này và gọi là quần đảo Nam Kuril.
Một quan chức Nhật Bản cho biết trong cuộc hội đàm kéo dài 70 phút thông qua phiên dịch, hai nhà lãnh đạo đã dành khoảng 35 phút thảo luận về vấn đề lãnh thổ, song nội dung chi tiết không được công bố.
Để chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Putin, Thủ tướng Abe cho hay Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ tới Nga để thỏa luận với người đồng cấp Sergey Lavrov.
Tranh chấp chủ quyền đối với bốn hòn đảo ở Thái Bình Dương đã ngăn cản Nhật Bản và Nga đạt được một hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới 2.
Năm 2013, Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin đã nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai nước. Trong cuộc hội đàm ngày 2/9 vừa qua bên lề Diễn đàn Kinh tế quốc tế Phương Đông lần thứ 2 (EEF), được tổ chức tại thành phố Vladivostok của Nga, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tiếp tục đàm phán về vấn đề tranh chấp lãnh thổ./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…