Những căng thẳng trong quan hệ giữa Qatar và các nước Arab khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu có xảy ra cuộc chiến mới ở Trung Đông. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không có nghĩa là sự bùng nổ của chiến tranh.
Khủng hoảng ngoại giao Qatar được coi là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh kể từ khi thành lập vào năm 1981. (Ảnh minh họa: AFP) |
Những gì đang xảy ra cho thấy các nước trong khối Arab và vùng Vịnh nói chung có những bất đồng lớn. Chưa thể dự đoán được căng thẳng sẽ đi tới đâu, nhưng trước hết các nước đều bị ảnh hưởng về kinh tế và Qatar là nước chịu nhiều thiệt hại lớn nhất cả trực tiếp và gián tiếp.
Ngày 5/6, các nước Arab gồm UAE, Saudi Arabia, Ai Cập, Libya, Yemen đồng loạt đưa ra tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà nước Qatar.
Động thái này diễn ra sau “cuộc chiến” về truyền thông giữa các bên sau khi Hãng thông tấn nhà nước Qatar đăng tuyên bố của Thái tử nước này Sheikh Tamim bin Hamad hôm 24/5, về chính sách ngoại giao của nước này và bị cho là không phù hợp với lợi ích chung của khối cùng với lý do Qatar hỗ trợ các nhóm khủng bố, can thiệp công việc nội bộ các nước trong khu vực.
Các nước trong khu vực đã chặn các trang mạng, kênh truyền hình của Qatar. Quan hệ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi Qatar công khai quan hệ với Iran và Israel hai nước mà cả khu vực Arab lẫn vùng Vịnh coi là “kẻ thù” chung.
Vậy đây có phải là nguyên nhân khiến quan hệ khối trở nên “tức nước vỡ bờ”. Trước hết, các nhà phân tích khu vực cho rằng, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không có nghĩa là sự bùng nổ của chiến tranh.
Tuy nhiên, những gì đang xảy ra có thể coi là nghiêm trọng và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tình hình chung của khu vực vốn đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng, chiến tranh và nhiều thách thức.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại, đầu tư của các bên liên quan, trong đó Qatar là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất cả trực tiếp và gián tiếp.
Theo các tài liệu phân tích, từ lâu Qatar đã muốn trở thành nước có ảnh hưởng, vị thế trong khu vực. Điều này càng thể hiện rõ khi cuộc khủng hoảng mùa xuân Arab bùng nổ.
Qatar đã tài trợ và hỗ trợ cho lực lượng Anh em Hồi giao ở Ai Cập và xây dựng quan hệ như một đồng minh. Lực lượng Anh em Hồi giáo đã bị coi là nhóm khủng bố và bị đánh bật khỏi Ai Cập đã chạy tới Qatar.
Qatar đã ủng hộ cho các nhóm đối lập Tunisia, Yemen, cũng như tài trợ cho các nhóm đối lập ở Syria và cả ở Libya. Bên cạnh đó, Qatar còn thúc đẩy quan hệ thân thiết với Iran và tận dụng lợi thế về những bất đồng giữa Iran và phần lớn các nước thành viên GCC để phục vụ lợi ích của mình. Trong khi đó, Saudi Arabia, UAE, Bahrain coi Iran là nguyên nhân gây ra những bất ổn về an ninh trong khu vực.
Nhà bình luận Hussein Shobokshisi của Saudi Arabia cho rằng, “không có gì ngạc nhiên trước khi Thái tử Qatar đưa ra những tuyên bố chống lại Saudi Arabia, Ai Cập, UAE, Bahrain.
Kể từ khi lên nắm quyền, Thái tử Tamim bin Hamad đã theo đuổi các chính sách “thù địch”, đặc biệt nhắm đến các quốc gia như Saudi Arabia, Ai Cập, UAE, Bahrain, Jordan và Morocco. Nước này đưa ra lập trường chính trị thù địch thông qua Hãng thông tấn Al-Jazeera.
Phản ứng đầu tiên sau những động thái trên, Qatar bày tỏ hối tiếc về quyết định của các nước trong khu vực và cáo buộc các nước láng giềng ở vùng Vịnh đang tìm cách "áp đặt một ủy thác"; cho rằng quyết định này là "phi lý".
Bộ Ngoại giao Qatar cho rằng các biện pháp này là không công bằng và dựa trên những cáo buộc không có căn cứ. Nước này cũng sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn những tác động đến xã hội và nền kinh tế, đồng thời khẳng định là một thành viên tích cực của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, cam kết tôn trọng chủ quyền của các nước khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Mối quan hệ chính trị giữa Qatar và các nước trong khu vực chưa biết sẽ đi tới đâu nhưng trước mắt các chuyên gia kinh tế nhận định, kinh tế Qatar sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng. Theo một số nguồn tin, các công ty của Qatar có thể sẽ phải mất hàng tỷ USD.
Ngay trong ngày 5/6, giá các cổ phiếu ở Qatar đã tụt giảm 10%, thị trường chứng khoán giảm 7,5% với mức 9.200 điểm ,trái phiếu chính phủ bằng đồng USD cũng giảm, ngân hàng quốc gia Qatar mất 3 tỷ USD do biến động của thị trường và đây là mất mát lớn nhất trong ngành ngân hàng.
Cùng với đó, hàng loạt các hãng hàng không như Etihad, Emirates Airlines, AirArabia, EgyptAir (MS) sẽ ngừng các chuyến bay đến và đi từ Doha, Qatar bắt đầu từ ngày 6/6 cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Qatar.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng này còn làm ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng của Qatar, cũng như trao đổi thương mại giữa Qatar và các nước trong khối Hội đồng hợp tác vùng Vịnh.
Kim ngạch trao đổi 10,5 tỷ USD trong năm 2016 sẽ bị sụt giảm đáng kể, nhất là khi nước này đang nhập khẩu lượng lớn hàng hóa từ các quốc gia vùng Vịnh, trong đó có các mặt hàng như thực phẩm và động vật sống.
Cuộc sống của người dân Qatar đã bị xáo trộn. Ngay trong ngày 5/6, nhiều người đã tới các cửa hàng, siêu thị để mua lương thực, thực phẩm thiết yếu tích trữ. Tình trạng này đã gây ra cảnh tắc nghẽn tại các cửa hàng và quầy thanh toán.
Đây được coi là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh kể từ khi thành lập vào năm 1981. Hội đồng bao gồm sáu quốc gia, cụ thể là Saudi Arabia, UAE, Bahrain, Kuwait, Oman và Qatar.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…