Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 12 năm 2018 | 9:47

May mắn có tiếp tục “mỉm cười” với Tổng thống Trump trong năm 2019?

Kết thúc năm thứ 2 của nhiệm kỳ Tổng thống, khi mà những người tiền nhiệm phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng thì ông Trump có vẻ vẫn khá may mắn.

Vào thời điểm này trong nhiệm kỳ Tổng thống, George H.W.Bush đang chuẩn bị bước vào cuộc chiến ở Iraq, Bill Clinton bắt đầu chiến dịch ném bom các mục tiêu ở Nam Tư cũ, George W.Bush bắt đầu cuộc chiến ở Afghanistan và Barack Obama chuẩn bị phải đối mặt với các vấn đề trong Mùa xuân Arab.

Trái lại, Tổng thống Donald Trump dường như khá may mắn.

 

may man co tiep tuc
Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trì một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 9/2018. Ảnh: Reuters.

 

Đó là kết luận trong một bài báo được Hội đồng Quan hệ Quốc tế đăng tải ngày 17/12 khi liệt kê các cuộc xung đột đe dọa nhiều nhất đến nước Mỹ trong năm tới. Nghiên cứu này chỉ ra rằng chính quyền ông Trump "vẫn chưa phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nào – sự kiện mà Tổng thống phải đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến việc liệu Mỹ có nên tiến hành can thiệp quân sự hay không”.

Tuy nhiên, các tác giả của bài báo này cũng cho rằng việc chính quyền ông Trump phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đầu tiên sẽ "chỉ là vấn đề thời gian".

Dưới đây là một số kết luận nổi bật trong bài báo này về một tương lai khó đoán định và nhiều thách thức của Tổng thống Trump trong năm 2019.

May mắn có tiếp tục “mỉm cười” với Tổng thống Trump?

Paul Stares, một người giám sát các nghiên cứu hàng năm của Hội đồng Quan hệ Quốc tế thừa nhận rằng ông Trump từng phải đối mặt với một số thách thức an ninh nghiêm trọng. Chẳng hạn như các vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria hay việc Triều Tiên thử thiết bị hạt nhân và tên lửa đạn đạo mạnh nhất có khả năng bắn tới Mỹ.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho biết thêm rằng Tổng thống dường như coi việc đối phó với Tổng thống Syria Assad không gì hơn ngoài việc tiến hành các cuộc không kích hạn chế và mặc dù Tổng thống Mỹ từng đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ làm gia tăng căng thẳng với Triều Tiên năm 2017, người ta vẫn không rõ liệu ông Trump có thực sự tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào không. Chỉ có duy nhất 1 lần Tổng thống Trump triển khai quân đội là khi ngăn chặn dòng người di cư từ biên giới Mexico vào Mỹ trước thềm bầu cử giữa kỳ. Tuy nhiên, động thái này không được các chuyên gia cho là một mối nguy hiểm về chính trị.

Tổng thống Trump giải quyết các vấn đề bằng quân đội một cách "dè dặt", một phần bởi vì ông không đồng ý quan điểm của những người tiền nhiệm khi cho rằng Mỹ là "người bảo vệ" sự ổn định trên toàn cầu.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Hội đồng Quan hệ Quốc tế với sự tham gia của 500 quan chức chính phủ Mỹ và các chuyên gia về chính sách đối ngoại ước tính rằng năm 2019, nước Mỹ sẽ phải trải qua 30 mối đe dọa tiềm tàng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và có lẽ khi đó, may mắn sẽ không còn "mỉm cười" với Tổng thống Trump nữa.

Xung đột giữa các cường quốc và nguy cơ về một cuộc chiến tranh lạnh

Dù ở bên trong hay bên ngoài nước Mỹ thì cũng có rất nhiều các cuộc thảo luận về sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cường quốc trên thế giới, chẳng hạn như những cáo buộc về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 hay cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, những người tham gia cuộc khảo sát của Hội đồng Quan hệ Quốc tế đều cho rằng những căng thẳng về chính trị và kinh tế này sẽ không dẫn đến một cuộc "chiến tranh nóng".

Chỉ khi có một sự kiện bất ngờ liên quan trực tiếp đến Nga hoặc Trung Quốc, chẳng hạn như một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và một trong các đồng minh khu vực của Mỹ về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông xảy ra thì những nguy cơ về một cuộc chiến tranh mới được tính tới.

Ngoài ra, một trong những nguy cơ cao nhất được đề cập trong bài báo, vượt qua cả sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đối với an ninh của Mỹ và đồng minh, chính là các cuộc tấn công mạng nhằm vào mạng lưới và các hạ tầng quan trọng của Mỹ. Washington luôn cho rằng Moscow hoặc Bắc Kinh đứng đằng sau các vụ tấn công này. Việc Tổng thống Syria Assad giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ cũng là một nguy cơ có thể đặt Mỹ và Nga trong tình thế căng thẳng.

Một sự kiện ít khả năng xảy ra nhưng lại có tác động lớn được đề cập trong bài báo lần đầu tiên trong 11 năm qua là căng thẳng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan trước thềm cuộc bầu cử ở đây diễn ra vào năm 2020.

Vấn đề Triều Tiên vẫn “nóng”?

Các chuyên gia không bày tỏ nhiều lo ngại như năm 2017 về căng thẳng quân sự giữa Triều Tiên và Mỹ. Đối với việc Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran, họ chỉ đưa ra cảnh báo về một cuộc xung đột quân sự có thể nổ ra giữa Iran với Mỹ hoặc với một trong các đồng minh của Mỹ tại khu vực. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng những căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là sau khi các cuộc đàm phán hạt nhân không đạt được tiến triển.

Kết quả của cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng "mọi người không thực sự tin rằng ông Trump đã giải quyết được vấn đề này và bày tỏ sự nghi ngờ về tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên”.

Những vấn đề ở châu Mỹ

Mặc dù đề cập đến các cuộc xung đột ở Trung Đông và Bắc Phi nhưng nghiên cứu gần đây của Hội đồng Quan hệ Quốc tế cũng chỉ ra một số viễn cảnh ở Mỹ Latin có thể trở thành những thách thức với an ninh của Mỹ như cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ cùng với tình trạng bất ổn về chính trị ở Venezuela, bạo lực và hỗn loạn ở Nicaragua hay cuộc di cư khổng lồ của đoàn người từ Trung Mỹ vào Mỹ...

Những điều này nhắc nhở rằng ngoài những vấn đề trong nước, Mỹ vẫn còn rất nhiều thách thức phải giải quyết trong khu vực và trên thế giới. Và có thể năm 2019 sẽ không còn là một năm “may mắn” của ông Trump nữa./.

 

Theo The Atlantic/VOV

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top