Căng thẳng ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều mặt trận đã đẩy Philippines vào một tình thế vô cùng khó khăn.
Mỹ đang tận dụng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác mà Mỹ cáo buộc Bắc Kinh gây ra để khiến những đồng minh lâu năm như Philippines không quay lưng lại với nước này.
Tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG 93) của Mỹ xuất hiện trên Biển Đông ngày 10/5/2019. Ảnh: RT. |
Tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc
Trung Quốc hiện là nhà chi tiêu quốc phòng lớn thứ 2 trên thế giới (chiếm tới 36% tổng chi tiêu quân sự trên toàn cầu), chỉ đứng sau Mỹ. Sự trỗi dậy của Bắc Kinh và phản ứng của Washington về vị thế đang nổi lên của Trung Quốc đã đặt các đồng minh và đối tác truyền thống của cả hai nước vào một tình thế vô cùng khó khăn.
Trong vài năm qua, các giá trị và cơ hội mà Trung Quốc và Mỹ mang đến cho thế giới đã thay đổi đáng kể. Hầu hết các quốc gia đã thành công khi điều hướng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dẫu vậy, giới phân tích vẫn cho rằng nếu quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang căng thẳng, các nước liên quan sẽ phải chịu sức ép lớn trong việc lựa chọn buộc phải nghiêng về phía bên nào.
Nước Mỹ đã thay đổi khá nhiều dưới sự điều hành của Tổng thống Trump. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump luôn theo đuổi chương trình nghị sự chống người nhập cư, chống các thỏa thuận thương mại tự do, nhắm vào các đồng minh và đối tác của Washington trên toàn thế giới. Ông đã áp dụng chiêu bài thuế quan như một công cụ lợi hại để chống lại bất cứ quốc gia nào mà ông cho là gây tổn hại lợi ích của Mỹ.
Trung Quốc cũng thay đổi nhanh chóng. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng vượt bậc, nền kinh tế của nước này đang chững lại và đà xuất khẩu cũng giảm mạnh. Chính trị ngày càng ảnh hưởng đến kinh doanh. Trường hợp Huawei là một ví dụ điển hình. Hiện tại, Trung Quốc đang chuẩn bị lập một danh sách đen các công ty công nghệ của Mỹ và công ty Nhật Bản không còn làm việc với tập đoàn công nghệ Huawei để đáp trả biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Trong chiến tranh sẽ có một bên thắng, một bên thua. Nhưng trong bức tranh phức tạp của các mối quan hệ quốc tế, điều đó thường không xảy ra và nhiều quốc gia sẽ bị kéo vào guồng xoáy quan hệ giữa các nước lớn. Philippines chính là một điển hình chịu ảnh hưởng của sự đan xen phức tạp giữa các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc.
Philippines bị kẹt giữa hai bên
Từng là đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng vào tháng 10/2016 Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte đã bày tỏ quan điểm cứng rắn chống lại lập trường của Washington. Ông còn thách thức Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lật đổ ông khỏi vị trí quyền lực này. “Các ông muốn lật đổ tôi ư? Các ông muốn sử dụng CIA? Hãy cứ làm đi”, nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố. Bên cạnh đó chính quyền của ông cũng bày tỏ rõ ý định hoạch định lại chính sách đối ngoại để “thoát khỏi sự phụ thuộc” vào Mỹ.
Tổng thống Duterte thậm chí còn tiến xa hơn với những cam kết mạnh bạo, cho rằng cuộc tập trận chung của Hải quân Mỹ-Philippines vào tháng 9/2016 sẽ là cuộc tập trận chung cuối cùng. Philippines cũng tìm cách xem xét lại Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 của nước này với Mỹ, vốn quy định bên này phải hỗ trợ phía bên kia trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công. Đỉnh điểm vào tháng 5/2018, Tổng thống Duterte đã quyết định “gác lại” phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) bác bỏ yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một số nhà phân tích cho rằng, những động thái nêu trên là nỗ lực của Philippines nhằm kéo Bắc Kinh về phía mình. Bất chấp các nỗ lực đó, Tổng thống Duterte vẫn không thể cắt dứt quan hệ giữa Manila với Washington và cũng không thể tạo dựng được sự gắn kết lâu dài hay tránh khả năng đối đầu với Bắc Kinh.
Tuần trước, ông Duterte đã công khai đặt câu hỏi về các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, nhấn mạnh “Tôi yêu mến Trung Quốc nhưng tôi vẫn phải tự hỏi rằng liệu có đúng đắn để một quốc gia đòi yêu sách đối với toàn bộ vùng biển này hay không?”. Chỉ vài ngày sau tuyên bố này, người phát ngôn của Tổng thống Duterte khẳng định Philippines ủng hộ bất cứ hành động nào do Mỹ thực hiện trên Biển Đông giúp duy trì sự ổn định trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng và các hoạt động quân sự trong khu vực. RT dẫn lời nhà phân tích người New Zealand Darius Shahtahmasebi nhận xét, sở dĩ có sự thay đổi quan điểm như vậy là bởi Philippines đang có những lo ngại thực sự về vị thế của nước này trong khu vực và ý định mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng đang đặt quốc gia Đông Nam Á này vào vị trí khác biệt. Theo báo cáo của Nomura - Ngân hàng đầu tư toàn cầu có trụ sở tại Nhật Bản, Philippines có thể đạt được tăng trưởng 0,1% GDP do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Quan trọng hơn cả, cuộc chiến này giúp Tổng thống Duterte thấy rằng ông không thể mạo hiểm “để tất cả trứng vào cùng 1 giỏ” và chắc chắn sẽ phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định.
Báo cáo mới công bố của Trung tâm An ninh Mỹ (CNAS) cho biết “Trung Quốc có vẻ như gần đạt được sự ngang bằng về công nghệ với các hệ thống điều hành của Mỹ và nước này đang có kế hoạch giành ưu thế về công nghệ. Ngoài ra Trung Quốc cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt quân sự để đối phó với một cuộc xung đột trên Biển Đông”. Nhưng cùng lúc, Bắc Kinh cũng thực hiện động thái nhằm trấn an mối lo ngại của Philippines.
Lựa chọn không dễ dàng
Mặc dù Philippines luôn muốn duy trì mối quan hệ cân bằng với Mỹ và Trung Quốc, không mạo hiểm đặt lãnh thổ của nước này vào trung tâm của một cuộc xung đột mở, nhưng trước tình thế khó khăn hiện nay, nước này vẫn phải lựa chọn. Và Manila đã chọn theo đuổi một mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với đồng minh “ruột” của Washington đó là Israel.
Theo tờ Diplomat Israel và Philippines đang thúc đẩy các nỗ lực chung chống khủng bố. Philippines hy vọng sẽ hỏi trực tiếp kinh nghiệm chống khủng bố hiệu quả từ phía Israel thông qua hình thức hỗ trợ đào tạo trực tiếp các lực lượng. Phía Israel cũng rất sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng của họ về vấn đề này. Bên cạnh đó Manila cũng đưa ra những đơn đặt hàng lớn mua sắm trang thiết bị quân sự từ các công ty của Israel. Quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây trở nên gắn kết hơn khi ông Duterte là Tổng thống Philippines đầu tiên tới thăm Israel kể từ khi quan hệ song phương được thiết lập vào năm 1957.
Không chỉ phối hợp với Israel mà Philippines cũng hợp tác với Mỹ khởi động chương trình kéo dài 3 năm chống lại các phần tử cực đoan liên hệ với IS ngay trên lãnh thổ Philippines. Mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố chính là lý do khiến Philippines khó có thể rời xa Mỹ. Vào năm 2017, Tổng thống Duterte từng tuyên bố ông không cần đến sự hỗ trợ của Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm phiến quân ở thành phố Marawi, trên đảo Mindanao. Bất chấp tuyên bố này, quân đội Mỹ vẫn tìm cách xuất hiện và tham gia các hoạt động chống khủng bố tại Philippines.
Theo một số nhà phân tích, xét về lĩnh vực này, Trung Quốc khó có thể cạnh tranh với năng lực mở rộng của Mỹ trong việc tấn công các lực lượng khủng bố trên toàn cầu. Và giống như hầu hết bàn cờ địa chính trị mà Mỹ đang chơi với các đối thủ từ thời Chiến tranh Lạnh như Nga, Trung Quốc, vẫn luôn có một thỏa thuận bán vũ khí tồn tại ở đâu đó xung quanh sự hợp tác giữa các bên./.
Theo SCMP, RT/VOV
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…