Bang Washington ở Mỹ vừa ban hành một đạo luật cho phép người sắp qua đời có thể chuyển thi thể của mình thành phân bón hữu cơ để phục vụ cho việc trồng cây.
Katrina Spade, nhà sáng lập công ty Recompose (Nguồn: NPR News)
Ngày 21/5, Thống đốc bang Washington của Mỹ đã ký ban hành một đạo luật mới cho phép những người sắp qua đời tại bang này có thể lựa chọn chuyển thi thể của họ thành phân bón hữu cơ phục vụ việc trồng cây.
Đây là bang đầu tiên ở Mỹ hợp pháp hóa vấn đề này, nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon từ việc chôn cất và hỏa táng.
Theo luật mới có hiệu lực từ tháng 5/2020, những người qua đời tại bang Washington sẽ có thêm lựa chọn chuyển đổi thi thể thành đất trồng. Đây là phương pháp thay thế cho ướp xác, chôn cất hoặc hỏa táng. Nhà sáng lập công ty Recompose - nơi đầu tiên cung cấp dịch vụ này, bà Katrina Spade khẳng định biện pháp này hoàn toàn tự nhiên, an toàn, bền vững và sẽ giảm đáng kể lượng khí thải và sử dụng đất.
Trong quá trình thử nghiệm tại Đại học Washington, những thi thể hiến tặng được đặt lẫn với các mảnh gỗ, linh lăng và rơm trong một container bằng thép hình lục giác. Container sau đó được đóng lại và thi thể sẽ bị vi khuẩn phân hủy trong 30 ngày. Mọi thứ, kể cả xương và răng, đều sẽ bị phân hủy. Sản phẩm cuối cùng sẽ là đất trồng dinh dưỡng và khô ráo, giống như loại đất có thể mua tại các cửa hàng cây trồng và hoàn toàn thích hợp để bón vườn rau.
Theo bà Spade, hệ thống này tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn ưa nhiệt, giúp vi khuẩn phân hủy mọi thứ nhanh chóng. Quá trình được công ty Recompose sử dụng tương tự như phương pháp đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua tại các trang trại chăn nuôi. Quá trình thử nghiệm tại Đại học Washington cho thấy phương pháp này an toàn khi sử dụng với con người.
Theo thống kê, tại Mỹ, cứ 2 người thì có một người chọn hỏa táng và con số này tại bang Washington là 75%. Ước tính chi phí chuyển đổi thi thể thành phân bón rơi vào khoảng 5.500 USD, cao hơn so với hỏa táng và thấp hơn so với việc chôn cất trong quan tài.
Biện pháp sáng tạo trên đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm tại Mỹ. Luke Perry, ngôi sao của serie phim truyền hình "Beverly Hills 90210" vừa mới qua đời hồi tháng 3, đã chọn được chôn cất trong một bộ vest được làm từ nấm và có thể phân hủy. Bộ vest này do công ty Coeio tại bang California sản xuất nhằm giúp phân hủy, trung hòa chất độc trong thi thể và biến thành chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Tuy nhiên, phía nhà thờ Công giáo phản đối đạo luật này vì nó không thể hiện được sự tôn trọng với người đã khuất./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…