Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh, việc rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 6 tháng.
Đúng như tuyên bố trước đó, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngày 1/2 đã cụ thể hóa cảnh báo rút Mỹ khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga từ thời Chiến tranh Lạnh. Từng được coi là có ý nghĩa sống còn nhằm bảo vệ châu Âu khỏi tầm bắn của các loại tên lửa hạt nhân, văn kiện này lại đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ và có thể kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Theo Tổng thống Donald Trump, ngay trong ngày 2/2, theo giờ Mỹ, nước này sẽ chấm dứt các nghĩa vụ trong khuôn khổ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung, liên quan tới các vũ khí hạt nhân tầm trung và bắt đầu tiến trình rút khỏi văn kiện. Nhà lãnh đạo Mỹ đồng thời nhấn mạnh, việc rút khỏi sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 6 tháng, trừ khi Nga tôn trọng trở lại những nghĩa vụ của mình, với việc loại bỏ hay phá hủy tất cả các tên lửa, bệ phóng và thiết bị vi phạm Hiệp ước.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Nga đang đe dọa an ninh của hàng triệu người châu Âu và Mỹ. Mỹ không thể tiếp tục chịu sự ràng buộc của một hiệp ước mà phía bên kia luôn tìm cách vi phạm. Điều này đặt quân đội Mỹ vào thế bất lợi: “Nga cần trở lại tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng đối với Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung trong vòng 6 tháng tới, thông qua việc loại bỏ một cách có thể kiểm chứng tất cả các tên lửa vi phạm Hiệp ước, các bệ phóng và thiết bị liên quan. Nếu không Hiệp ước sẽ chấm dứt”.
Chính phủ Nga ngay lập tức đưa ra phản ứng, chỉ trích đây là những cáo buộc “vô căn cứ” và chiến lược của Mỹ đang “vượt ra khỏi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế”. Theo Chính phủ Nga, Mỹ đang tìm cách “làm kiệt quệ nền kinh tế Nga” thông qua việc khơi mào một cuộc chay đua vũ trang mới. Nga vẫn luôn đồng ý đối thoại về Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung, song sẽ có hành động đáp trả nếu Mỹ vẫn quyết tâm rút khỏi thỏa thuận.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói: “Kết quả tất yếu là người Mỹ chắc chắn sẽ rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung. Đây là một đòn giáng mạnh vào hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế, cũng như hệ thống không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ”.
Ông Donald Trump không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên tại Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung. Trên thực tế từ năm 2014, Tổng thống khi đó là ông Barack Obama cũng đã đưa ra những cáo buộc tương tự, song chưa một lần nhắc tới khả năng rút Mỹ ra khỏi hiệp ước ký giữa Mỹ và Liên Xô từ năm 1987 này.
Hàng loạt cuộc gặp diễn ra trong những tháng vừa qua đều không đạt bất kỳ bước tiến nào. Và rất ít nhà quan sát kỳ vọng vào một sự đột phá từ nay đến thời điểm Mỹ chính thức rút khỏi, đầu tháng 8 tới. Nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang mới do quyết định của Mỹ đang khiến nhiều người lo ngại.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ngày 1/2 cảnh báo chống lại mọi quyết định có thể khiến nước Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm. Theo bà, việc Nga vi phạm hiệp ước là rất đang lo ngại, song từ bỏ một hiệp ước quan trọng nhằm ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân lại có thể tạo ra những rủi ro không thể chấp nhận được. Bà đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ làm mọi việc có thể nhằm tránh một kết quả như thế.
Các nước đồng minh châu Âu của Mỹ cũng phản ứng khá thận trọng trước tuyên bố của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Trong khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng, tình hình an ninh sẽ bị suy yếu nếu như không có Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung, thì Bộ Ngoại giao Pháp cùng ngày ra tuyên bố kêu gọi một cuộc đối thoại sâu rộng với Nga.
Theo ông Eugene Rumer, một cựu quan chức tình báo Mỹ, vào thời điểm hiện nay, cả chính quyền Mỹ và chính quyền Nga dường như đều đang có những tính toán riêng của mình. Tổng thống Donald Trump không muốn những văn kiện mà ông ấy không tham gia đàm phán và trên thực tế cũng đã rút khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế.
Trong khi đó, với người Nga, sự mở rộng của NATO cũng đang làm thay đổi về căn bản nhận thức của họ về các mối đe dọa. Vì thế, bên cạnh những nỗ lực nhằm cứu vãn Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung, thì các bên cũng nên tập trung vào những thay đổi đang diễn ra để xây dựng một khuôn khổ giải giáp vũ khí hạt nhân mới hiện đại hơn và phù hợp hơn với thế kỷ 21.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…