Myanmar không hề che giấu tham vọng vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Hiện, nhiều nông dân Myanmar đang được tham gia chương trình thuê máy nông nghiệp của chính phủ với mức phí rất thấp, chỉ 8,5 - 38 USD/tháng để thúc đẩy sản xuất, tạo ra sản lượng gạo lớn hơn.
Năm tài chính 2015, Myanmar xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo.
Tập đoàn nông nghiệp chính phủ Myanmar (MAPCO) hiện đi đầu trong các nỗ lực cải tổ ngành nông nghiệp nước này. MAPCO đang triển khai quy hoạch các khu vực sản xuất gạo dọc sông Ayeyarwady. Khu vực này từng là vựa lúa gạo chính của Myanmar. Tại thị trấn Kyaiklat phía Nam sông Ayeyarwady, một trong những nhà máy xay xát gạo lớn nhất nước đang được xây dựng. Nhà máy này sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay, mỗi ngày có thể xay xát khoảng 450 tấn gạo. Ước tính tổng kinh phí xây dựng nhà máy khoảng 20 triệu USD.
Mùa hè năm ngoái, MAPCO cũng đã khởi công xây dựng nhà máy xay xát gạo lớn với công suất 220 tấn/ngày tại Naypyitaw. Trong 3 năm tới, sẽ có thêm 3 - 4 nhà máy xay xát gạo mới được xây dựng.
Khu vực đồng bằng ven sông Ayeyarwady có chất lượng đất khá tốt. Nhờ khí hậu ấm áp, người nông dân khu vực có thể canh tác 2 - 3 vụ lúa mỗi năm. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi mà từ những năm 1920 đến 1960, Myanmar giữ vững vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền vào năm 1962, chính quyền quân sự Myanmar đã thắt chặt kiểm soát ngành nông nghiệp, cấm các công ty tư nhân tham gia xuất khẩu gạo. Đầu tư tư nhân trong nông nghiệp giảm sâu, cùng lúc đó, chất lượng và sản lượng xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh. Năm 2015, xuất khẩu gạo của Myanmar đứng thứ 6 thế giới.
Song song với việc xây dựng các nhà máy xay xát, MAPCO đồng thời thâu tóm 150.000m2 đất tại cảng Thilawa phía Đông Nam của Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. MAPCO sẽ đầu tư 70 triệu USD xây khu cảng xuất khẩu tại địa điểm này, dự án được bắt đầu triển khai từ năm 2017.
MAPCO cũng xây dựng hệ thống đường xe lửa mới để vận chuyển gạo tại Thủ đô Naypyitaw.
Hiện nay, nhiều nông dân Myanmar đang tham gia chương trình thuê máy nông nghiệp của chính phủ với mức phí rất thấp, chỉ từ 8,5 đến 38 USD/tháng, tùy loại máy. 20 trung tâm cho thuê máy nông nghiệp như vậy sẽ được thành lập trên khắp đất nước Myanmar. Tổng dân số của Myanmar hiện khoảng 50 triệu người, trong đó 70% làm nông nghiệp.
Tham vọng của Myanmar hoàn toàn có cơ sở bởi đây là quốc gia có đất đai màu mỡ, chưa được khai thác hết. Khi bước vào thị trường xuất khẩu, Myanmar sẽ lấy đi một số khách hàng của Thái Lan, Việt Nam và về lâu dài, Myanmar có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Trong năm tài chính 2015, Myanmar xuất khẩu được khoảng 1,5 triệu tấn gạo, thu về 500 triệu USD. Nước này sản xuất khoảng 13 triệu tấn thóc gạo mỗi năm, trong đó tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 8 triệu tấn.
Lệ Thu - Phương Thảo
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…