Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 1 năm 2020 | 11:43

Năm 2020: Những tín hiệu vui trên thị trường xuất khẩu tôm hùm Mỹ

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Washington và Bắc Kinh sẽ cho phép họ quay trở lại Trung Quốc, một trong những thị trường tôm hùm lớn nhất thế giới.

tom-hum.jpg

Các nhà xuất khẩu thủy sản Mỹ đã tỏ ra khá lạc quan về khả năng thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Washington và Bắc Kinh sẽ cho phép họ quay trở lại Trung Quốc, một trong những thị trường tôm hùm lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, sự thay đổi này đã không thể diễn ra ngay lập tức vào dịp Tết Nguyên Đán, vốn được cho là thời điểm lượng tiêu thụ tôm hùm được đẩy lên cao nhất.

Trong những năm trở lại đây, tôm hùm đã trở thành món ăn quen thuộc đối với tầng lớp trung lưu đang phát triển ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nơi màu đỏ được coi là biểu trưng của sự may mắn.

Tuy nhiên, mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã dẫn đến một cuộc chiến thuế quan vào năm 2018, qua đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xuất khẩu tôm hùm của Mỹ, đồng thời giúp thị phần tại Canada tăng mạnh.

Chính vì vậy, ngày 15/1, một thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc đã được công bố. Thỏa thuận này được thiết kế một phần nhằm cung cấp cho các nhà xuất khẩu thủy sản của Mỹ, đặc biệt là tôm hùm, mở ra cánh cửa tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Stephanie Nadeau, người sở hữu công ty The Lobster Co. ở Arundel thuộc tiểu bang Maine - nơi có ngành công nghiệp đánh bắt tôm hùm lớn nhất nước Mỹ, nhận định sự hồi sinh tại thị trường Trung Quốc có thể quay trở lại, nhưng điều này sẽ không diễn ra một cách nhanh chóng, hoặc diễn ra ồ ạt cùng một lúc.

Cũng theo chuyên gia này, thị trường sẽ không thể ngay lập tức trở lại nhộn nhịp như xưa, song thỏa thuận giai đoạn một có thể giúp cải thiện tình hình.

Theo các số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu tôm hùm từ Mỹ sang Trung Quốc đạt hơn 138 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 1-11/2018. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống dưới mức 47 triệu USD trong các tháng từ 1-11/2019.

Tháng Một hàng năm thường là thời điểm ghi nhận hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ. Khoảng 6 tháng trước khi cuộc chiến thuế quan xảy ra, vào tháng 1/2018, xuất khẩu tôm hùm từ Mỹ sang Trung Quốc đạt hơn 22 triệu USD. Con số này đã giảm xuống chỉ còn dưới 9 triệu USD vào tháng 1/2019.

Hiệp hội các đại lý tôm hùm ở Maine cho biết họ ủng hộ việc Mỹ và Trung Quốc cải thiện quan hệ thương mại, nhưng hiện vẫn chưa rõ thị trường sẽ phản ứng như thế nào, bởi một trong những câu hỏi lớn nhất được đặt ra là các nhà xuất khẩu thủy sản Mỹ sẽ có thể chiếm lại bao nhiêu phần trăm thị trường Trung Quốc, để từ đó đưa ra định hướng về vai trò của thị trường nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong những năm tiếp theo vào dịp Tết Nguyên Đán.

John Connelly, Chủ tịch Viện Thủy sản Quốc gia ở McLean, Virginia, nhận định chính quyền Tổng thống Trump sẽ đóng vai trò quyết định trong việc liệu các nhà xuất khẩu tôm hùm Mỹ có thể giành lại quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc hay không.

Nhà lãnh đạo này cho biết: “Chúng tôi mong chính quyền nhanh chóng tìm ra một giải pháp cho thỏa thuận giai đoạn hai, qua đó loại bỏ các biện pháp thuế quan, các rào cản xuất nhập khẩu, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng thủy sản Mỹ”.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top