Cả Nga và Mỹ đã lên tiếng chỉ trích gay gắt đối phương vì việc đã để thành phố Palmyra rơi vào tay IS sau một đợt tấn công bất ngờ của chúng.
Nga-Mỹ chĩa mũi dùi vào nhau
Điện Kremlin ngày 12/12 tuyên bố, Mỹ đã thiếu hợp tác với Nga khiến IS có thể bất ngờ tấn công quân Chính phủ Syria và chiếm lại Palmyra. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc vì không thể vô hiệu hóa được cuộc tấn công của chúng.
Chúng tôi cũng lấy làm tiếc và các bên- quan trọng nhất là Mỹ - đã không phối hợp hành động với nhau cũng như không chịu hợp tác một cách thực chất. Nếu hợp tác với nhau, chúng ta có thể tranh được cuộc tấn công của những kẻ khủng bố”.
Ông Peskov cũng nói thêm rằng, phiến quân IS từ nước láng giềng Iraq, nơi liên quân do Mỹ đứng đầu hỗ trợ chiến dịch chiếm lại Mosul đã bắt đầu đổ sang Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho rằng, việc phiến quân IS chuồn từ Mosul sang Syria để mở cuộc tấn công bất ngờ vào Palmyra là một phần trong kế hoạch của chúng để giải tỏa áp lực mà Nga và quân Chính phủ Syria đang gây ra đối với thành phố chiến lược Aleppo.
“Hành động của chúng buộc tôi phải nghĩ rằng, đó là kế hoạch của chúng để giải cứu lũ phiến quân khủng bố đang bị kẹt tại khu vực miền Đông Aleppo. Tuy nhiên, tôi rất mong rằng mình đã nghĩ sai”, ông Lavrov nói.
Đáp lại, giới chức Lầu Năm Góc của Mỹ cáo buộc chính Nga đã sơ hở tại Palmyra khi liên tục dồn sức dội bom xuống Aleppo hòng nhanh chóng chiếm lại thành phố này.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tá Adrian Rankine-Galloway tuyên bố: “Rõ ràng là Nga đã không thể duy trì được lợi thế của mình trong cuộc chiến chống lại IS kể từ khi họ phát động chiến dịch quân sự để ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Đây là một ví dụ cho thấy tại sao từ lâu chúng tôi khuyên Nga nên thay đổi trọng tâm chiến lược của mình”.
Bị dồn vào đường cùng, IS điên cuồng đáp trả
Việc IS bất ngờ chiếm lại Palmyra đã tạo điều kiện cho nhóm phiến quân khủng bố này khuếch trương hoạt động tuyên truyền trong bối cảnh chúng đang bị tấn công trên rất nhiều mặt trận khác nhau.
Phiến quân IS bắt đầu cuộc tấn công của mình vào các vị trí của quân Chính phủ Syria tại thành phố Palmyra vào tuần trước. Chúng nhanh chóng chiếm được rất nhiều trạm kiểm soát quân sự cũng như các mỏ dầu và khí đốt.
Tuy nhiên, ngay khi tiến được vào trong thành phố vào cuối tuần qua, IS đã vấp phải các cuộc không kích dữ dội của Nga. Dù vậy, cuối cùng chúng vẫn dành được quyền kiểm soát thành phố.
Các chuyên gia cho rằng, có nhiều lý do khiến IS có thể chiếm lại thành công Palmyra, trong đó, rõ ràng nhất là việc thành phố này nằm trong khu vực sa mạc hoang vắng tại tỉnh Homs. Điều này khiến IS dễ dàng tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ khiến quân Chính phủ Syria trở tay không kịp.
“Vị trí địa lý của thành phố này khiến quân Chính phủ rất khó có thể phòng thủ”, ông Romain Caillet, một chuyên gia về chống khủng bố nhận định. Ngoài ra, việc quân Chính phủ và Nga phải dồn sức cho chiến dịch Aleppo cũng khiến lực lượng đóng quân tại Palmyra bị dàn mỏng và trở thành mục tiêu dễ dàng cho IS.
Ông Caillet cảnh báo, IS sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chiếm thêm nhiều mục tiêu khác: “Sẽ là sai lầm nếu chúng ta nghĩ rằng chúng sẽ dừng việc đánh chiếm các địa điểm trên khắp Syria lại. Chúng sẽ tiếp tục tận dụng tối đa nguồn lực của mình để làm điều này dù nhiều chiến dịch của chúng có vẻ rất điên rồ”.
IS rất giỏi tiến hành các cuộc tấn công đột ngột từ sa mạc vào bên trong thành phố”, ông Charlie Winter- chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Quốc tế về Cực đoan và Bạo lực Chính trị tại Đại học Kings College, London nhận định: “Chúng hoàn toàn có đủ khả năng để tấn công gây sốc và chiếm được rất nhiều lãnh thổ”.
Tuy nhiên, hiện IS đang bị Nga không kích dữ dội và cũng chưa rõ chúng có thể chống chịu được bao lâu trước khi buộc phải rút khỏi Palmyra một lần nữa. Ông Winter nhận định, Nga và quân Chính phủ Syria sẽ đẩy mạnh chiến dịch đánh bại IS tại Palmyra bởi “thành phố này mang nhiều tính biểu tượng”.
Dù vậy, trong bối cảnh quân Chính phủ Syria và Nga đang bận rộn với việc tấn công phiến quân IS tại miền Đông Aleppo, rất có thể họ sẽ phải trì hoãn việc dồn sức cho chiến dịch tái chiếm Palmyra cho đến khi có đủ các nguồn lực cần thiết nếu không muốn dàn quá mỏng lực lượng của mình./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…