Tổng thống Putin cho biết Nga đang chuẩn bị triển khai các vũ khí mà không nước nào có trong khi Mỹ tuyên bố sẽ phải đối phó với diến biến mới này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khen ngợi các thành quả quân sự gần đây của nước này trong khi Mỹ tuyên bố Washington hiện sẽ phải tìm cách đối phó với các loại vũ khí hiện đại của Nga.
Quân đội Nga thử tàu lượn siêu thanh Avangard tại căn cứ không quân Dombarovsky ngày 26/12/2018. Vũ khí này có khả năng di chuyển nhanh gấp 20 lần vận tốc âm thanh. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
Phát biểu trong lễ động viên và trao thưởng các quan chức Nga tại Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã khen ngợi những thành quả mà họ đạt được là "vô cùng quan trọng với đất nước". Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định: "Nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ nước Nga và người dân của chúng ta khỏi những mối đe dọa trong và ngoài nước, cũng như dự đoán được những nguy cơ và thách thức tiềm tàng để dần cải thiện khả năng của chúng ta".
"Ưu tiên quan trọng là phát triển Lực lượng vũ trang Nga. Lục quân và hải quân của chúng ta đã cho thấy khả năng sẵn sàng tác chiến cao song mục tiêu của chúng ta là xây dựng khả năng phòng thủ và triển khai các loại vũ khí siêu thanh, vũ khí laser và các loại vũ khí tiên tiến khác mà không nước nào có", Tổng thống Putin khẳng định.
Tổng thống Nga cũng cho biết thêm rằng: "Tuy nhiên, đó không phải là lý do khiến các nước cảm thấy bị đe dọa. Trái lại, chúng tôi sẵn sàng nỗ lực hết sức để thúc đẩy tiến trình giải trừ vũ trang với sự hỗ trợ của các loại vũ khí tiên tiến, những vũ khí được tạo ra để đảm bảo an ninh của chúng tôi khi đối diện với những đe dọa đang gia tăng".
Nga và Mỹ trong một thời gian dài đã cáo buộc nhau gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu khi phát triển các loại vũ khí hiện đại với khả năng phá hủy ngày càng lớn. Moscow và Washington đã nỗ lực để tìm ra một giải pháp khi cùng ký kết các hiệp ước kiểm soát vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh song các thỏa thuận này sớm sụp đổ trong thế kỷ 21 khi 2 nước tiếp tục bất đồng trong nhiều vấn đề.
Mỹ đã rời Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo năm 2002, "dọn đường" cho Lầu Năm Góc lắp đặt nhiều tên lửa đánh chặn trên khắp thế giới - một động thái mà Nga cho là đe dọa đến an ninh của nước này. Giữa bối cảnh quan hệ 2 nước ngày càng xấu đi, Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà 2 nước ký kết năm 1987 tiếp tục sụp đổ sau khi Mỹ cáo buộc tên lửa hành trình 9M729 của Nga vi phạm điều khoản của Hiệp ước còn Moscow cho rằng Washington đang lắp đặt các bệ phóng tầm trung có khả năng tấn công trong hệ thống phòng thủ Aegis Ashore ở Đông Âu.
Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước này hồi tháng 8/2019 và chỉ vài tuần sau đó, Washington lần đầu tiên thử tên lửa hành trình bị cấm trong Hiệp ước INF. Cả Nga và Trung Quốc đều gọi những động thái của Mỹ là khơi mào cho một "cuộc chạy đua vũ trang".
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận định với báo giới rằng Mỹ muốn có một thỏa thuận kiểm soát vũ trang mới với Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi Moscow hoan nghênh một thỏa thuận mới thì Bắc Kinh đã nhanh chóng từ chối đề xuất của ông Trump./.
Theo Newsweek/VOV
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…