Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2016 | 9:44

Nga tìm cách thoát khỏi cấm vận của phương Tây?

Nga đã điều chỉnh chiến lược, khẳng định lập trường không đối đầu và gây căng thẳng với các cường quốc nhằm thoát thế cô lập của phương Tây.

Chính sách hướng Đông và tái cân bằng Đại chiến lược

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến chính sách đối ngoại của Moscow xoay trục nhanh hơn từ châu Âu - Đại Tây Dương sang Châu Á-Thái Bình Dương. Trên thực tế Nga đã bắt đầu xoay trục sang châu Á trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine.

Điện Kremlin đã nhận ra khu vực trì trệ nhất của Nga là Vùng Viễn Đông, Nga đồng thời cũng nhìn thấy cơ hội của việc sử dụng tính năng động của châu Á như một nguồn lực bên ngoài thúc đẩy nền kinh tế Nga. Mâu thuẫn Nga - phương Tây đã tạo cơ hội cho nước này giải bài toán địa - kinh tế, thông qua việc đưa yếu tố địa - chính trị vào phương trình “cân bằng động”.

nga tim cach thoat khoi cam van cua phuong tay? hinh 0
Bảng hiển thị tỷ giá đổi đồng Ruble lấy USD và EUR . (ảnh: AP)

Tiến sỹ Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow cho rằng, do khủng hoảng Ukraine và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, những gì ban đầu được coi là “vụ lợi” trong quan hệ Moscow - Bắc Kinh thì nay đã trở thành mối quan hệ đối tác gần gũi hơn nhiều. Ông còn nhận định rằng, Nga có nhiều khả năng sẽ hậu thuẫn Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Bắc Kinh và Washington.

Moscow từ lâu đã hy vọng về một sự cân bằng giữa các chính sách đối ngoại với phương Tây và châu Á theo Đại chiến lược “chim ưng hai đầu”. Sự cân bằng hiện nay đang đòi hỏi đối với chính sách của Moscow ở châu Á, chứ không còn là châu Âu.

Theo đó, Nga đang tìm cách cân bằng mối quan hệ hết sức quan trọng của nước này với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Brazil và nhóm BRICS. Nga cũng ủng hộ việc đưa Ấn Độ, Pakistan và Iran gia nhập SCO.

Gia tăng quan hệ với Trung Quốc

Nga chủ trương một thế giới đa cực mà ở đó sự thống trị toàn cầu của Mỹ sẽ phải nhường chỗ cho một “sân khấu” của các siêu cường. Ngày nay, Trung Quốc hiển nhiên là rất quan trọng trong việc đạt được sự cân bằng toàn cầu mới phù hợp với quan điểm của Nga.

Nga muốn thấy sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á bị suy giảm và đồng cảm với khẩu hiệu của Trung Quốc: “châu Á dành cho người châu Á”. Mặc dù chưa xuất hiện liên minh Nga - Trung, nhưng mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn khiến Trung Quốc mạnh lên, trong khi Bắc Kinh không muốn thấy nước Nga suy yếu phải “đầu hàng” phương Tây.

Giờ đây, thay vì ý tưởng về một châu Âu rộng lớn hơn từ Lisbon đến Vladivostok mà ông Putin đề xuất vào năm 2010, thì nay EU sẽ nhìn thấy một ý tưởng mới về một châu Á rộng lớn hơn từ Thượng Hải đến St. Petersburg.

Sự thỏa hiệp Nga - Trung với mục tiêu tuy “ẩn”, nhưng cũng làm giảm sự thống trị toàn cầu của Mỹ là mục tiêu chính trong điều chỉnh chính sách của Nga. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, một trong những hậu quả chính của cuộc cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ, phương Tây là làm thay đổi sâu sắc các mối quan hệ giữa Nga với Mỹ, châu Âu và gián tiếp tăng cường sức mạnh cho Trung Quốc.

Phối hợp chiến lược phòng ngự - tấn công

Điều Nga lo ngại nhất, đó là “sự hình thành một mặt trận phương Tây - Hồi giáo trong đó Nga sẽ bị liên lụy”, tương tự với trường hợp của Syria. Đây là lý do khiến Nga ủng hộ mạnh mẽ Damascus và có hành động ngoại giao nhằm ngăn cản những đòn tấn công của phương Tây từ hồi tháng 10/2013.

Tổng thống Nga Putin đã xây dựng lại các lực lượng vũ trang Nga. Ông đã tạo dựng được uy tín quốc tế bằng cách xây dựng lại một công cụ quân sự đáng tin cậy nhờ việc tái quốc hữu hóa lĩnh vực năng lượng.

nga tim cach thoat khoi cam van cua phuong tay? hinh 1
Hơn 70% dân Nga muốn ông Putin làm Tổng thống nhiệm kỳ 4 (ảnh: Sputnik)

Nga vận dụng phối hợp cả phương thức phòng ngự lẫn tấn công trong các chiến dịch đặc biệt, các hoạt động tình báo và các hoạt động đánh lạc hướng thông tin. Sự kết hợp này được đảm bảo bởi các vũ khí hạt nhân, chiến lược và chiến thuật, vốn luôn là quân át chủ bài trong chính sách an ninh của Moscow.

Nhằm chống lại mối đe dọa kép, ở phía Tây là NATO và hệ thống phòng thủ tên lửa của họ; ở phía Nam là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan dòng Sunni có khả năng gây bất ổn cho khu vực Caucasus và Trung Á.

Crimea trở về với Nga đã làm tăng cường khả năng phòng ngự và tấn công của nước này. Giống như tàu sân bay tự nhiên trên Biển Đen, Crimea cho phép tăng cường các khả năng ngăn cản đối phương tiếp cận không gian Biển Đen, đồng thời giúp Nga các khả năng vươn tới Trung Đông.

Ngoại giao đa dạng và thực dụng

Chính quyền Nga đang có những chính sách mở rộng quan hệ hợp tác tới các đối tác truyền thống, các đối tác không tham gia vào lệnh trừng phạt đối với Nga như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương, các nước khu vực Mỹ Latin...

Nga cũng tận dụng cơ hội đẩy mạnh mối quan hệ với các đối tác trong EU và Hy Lạp là một nước điển hình cho chiến lược này. Moscow khẳng định, Nga sẽ phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, khai thác tính độc lập tự chủ, nâng tầm quan hệ với các nước truyền thống, các nước lớn cũng được Nga tích cực đẩy mạnh hơn. 

Trong quan hệ Nga - Ukraine, Nga luôn coi trọng tính lịch sử và quan hệ truyền thống gắn bó giữa hai dân tộc để từ đó tiến tới một cách giải quyết tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của hai nước.

Mở chiến dịch không kích Is tại Syria Nga nhằm mục đích làm cho thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây thấy rằng, vị thế của Nga trên trường quốc tế là không phải bàn cãi. Nga có đủ thực lực và tiềm năng để đáp ứng và giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng.

Thực hiện chính sách ngoại giao “mềm dẻo” trên cơ sở lợi ích kinh tế để lôi kéo một số nước EU, các nước chung đường biên giới. Đây cũng là biện pháp gây ra sự chia rẽ trong chính nội bộ EU nhằm tạo ra sự không đồng thuận trong cách giải quyết các vấn đề ở Ukraine.

Điều chỉnh quan hệ kinh tế

Moscow hiện đã và đang chủ động thay đổi chính sách để khắc phục những khó khăn trước mắt và phát triển kinh tế, đó là:

(1) Coi trọng phát triển thương mại với khối Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) và khối các nước BRICS;

(2) Chuyển hướng về xuất khẩu khí đốt sang cả Đông và Tây thay vì chỉ thiên về phía Tây như trước đây;

(3) Chuyển hướng sang tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khu vực châu Á-TBD, xác định thế kỷ XXI là “thời của châu Á” và Trung Quốc sẽ là quốc gia tạo ra thay đổi về trật tự trong khu vực, cũng như trên thế giới.

Như vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Nga đối với Mỹ và phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ukraine được thực hiện tương đối toàn diện. Với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cương quyết Nga đã khẳng định vị thế trên trường quốc tế, nhất là giải quyết những vấn đề cấp bách như ở Iran, Syria…

Vì thế, giới phân tích và dư luận cho rằng, tuy hệ lụy từ sự trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây, tuy đã khiến Nga phải đối mặt với những khó khăn nhất định, nhưng “sự đổ vỡ sẽ không xẩy ra”, sự phục hồi và phát triển cũng được dự báo là trong tương lai gần./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top