Quả sung là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, là 'thần dược' phòng ngừa và chống lại một số loại ung thư, đồng thời còn chữa được nhiều bệnh khác rất hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C.
Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Ung thư đại tràng: Để ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bệnh ung thư đại tràng, điều quan trọng là phải có đường tiêu hóa khỏe mạnh. Quả sung (tươi hoặc khô) là nguồn cung cấp chất xơ phong phú, do vậy có có vai trò lớn trong phòng ngừa ung thư đại tràng.
Ung thư vú: Sự hiện diện của các gốc tự do được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư. Quả sung giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do này.
Quả sung là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, là 'thần dược' phòng ngừa và chống lại một số loại ung thư, đồng thời còn chữa được nhiều bệnh khác rất hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh do mất cân bằng nội tiết tố nên có thể mang nhiều nguy cơ lớn hơn. Quả sung có vai trò cung cấp lớp bảo vệ chống lại các gốc tự do trong cơ thể qua đó giúp ngăn ngừa ung thư.
Ung thư não: Các nghiên cứu gần đây dần đề cập đến tác động của chiết xuất từ quả sung với tế bào ung thư não. Kết quả cho thấy khi chiết xuất được dùng, nó hạn chế sự phát triển của các tế bào tới gần 75%.
Ung thư gan: Tương tự như các tế bào ung thư não, chiết xuất từ quả sung được dùng cho các tế bào ung thư gan và mang lại kết quả tích cực. Sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đã bị hạn chế gần như hoàn toàn.
Viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng, hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Ho khan không có đờm: Dùng sung chín đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày một lần.
Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 6-9 g với nước ấm.
Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120 g, móng lợn 500 g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sửa không có hoặc có rất ít. Ảnh minh họa: Internet
Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa: Sung 30 g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi lần lấy 10 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Táo bón: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc sung chín ăn mỗi ngày 3- 5 quả. Hoặc sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120 g, móng lợn 500 g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sửa không có hoặc có rất ít.
Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
Mụn nhọt, lở loét:Quả sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.