Nhắc đến Paris ta thường nghĩ đến sự hoa lệ, hào nhoáng của kiến trúc nghệ thuật. Nhưng thành phố này còn có bộ mặt nông nghiệp đô thị, nơi trên sân thương có thể có tổ ong hay luống bắp cải.
Ngoài “thủ đô ánh sáng”, “kinh đô thời trang”, Paris đang nuôi dưỡng tham vọng trở thành trang trại khổng lồ. Ảnh: Julia Balagué/l'Etudiant
Tất cả bắt đầu khi thị trưởng Paris Anne Hidalgo, được bầu vào năm 2014, tuyên bố dự định biến Paris thành một thành phố xanh hơn. Chính quyền thành phố đã hưởng ứng lời kêu gọi này vào năm 2016, khi đưa ra dự án Parisculteurs – phủ kín các nóc nhà và bức tường của thành phố bằng 100ha thảm thực vật vào năm 2020. Một phần ba không gian xanh sẽ dành cho nông nghiệp đô thị.
Cho đến nay, 74 công ty và tổ chức đã ký kết hợp tác với thành phố. Penelope Komites, Phó thị trưởng Paris, người phụ trách công viên và không gian xanh thành phố, cho biết: “Paris không chỉ dự định sản xuất rau quả mà còn có kế hoạch phát triển mô hình đô thị kiểu mới…”
“Ba năm trước, mọi người đã cười vào mũi chúng tôi. Hôm nay, các công dân đang làm nông trên mái nhà và sân vườn. Chúng tôi cũng đề nghị nhiều thành phố tham khảo cách làm của Paris.”
Từ trang trại tới bàn ăn
Nằm cách tháp Eiffel chỉ 20 phút lái ô tô, cạnh trạm tàu điện ngầm Porte de Clignancourt, năm 2014, La REcyclerie đã xây dựng một trong những nông trại đô thị lớn nhất thành phố, trước cả khi Paris khởi động kế hoạch trên.
Quán cà phê ấm cùng này nằm trong một ga tàu hỏa cũ, ngay trung tâm nông trại rộng 1.000m2. Nó sản xuất ra hơn 150 rau củ và thảo dược khác nhau, chẳng hạn đậu Hà Lan, khoai tây, tất cả đều được sử dụng trong quán cà phê. Gà ăn thức ăn thừa, trong khi đàn vịt lang thang trong vườn ăn sên.
La REcyclerie thu hoạch nông sản và bán trong quán cà phê này. Ảnh: Simon Lemarchand/CNN
Trang trại còn có ba tổ ông. La REcyclerie đã hợp tác người nuôi ông Volkan Tanaci, nhà sáng lập công ty mật CityBzz để nuôi dưỡng đàn ong này.
Marion Bacahut, người phụ trách chương trình này của La REcyclerie, cho hay: Bất ngờ là mật ong của chúng tôi chất lượng còn tốt hơn cả ở nông thôn. Đó là vì chúng tôi không phun thuốc trừ sâu lên hoa quả hay luống rau. Chúng tôi muốn mọi người biết rằng có thể làm trang trại ngay trong đô thị và dễ dàng sống thân thiện với môi trường.”
Trang trại trên cao
Kể từ khi kế hoạch Parisculteurs được đưa ra vào năm 2016, 75 dự án hưởng ứng đã được thông qua, tương đương với 15ha không gian. Các dự án sẽ tạo ra hơn 500 tấn sản phẩm.
Trang trại La Chambeaudie, được quản lý bởi startup nông nghiệp Aéromate, tọa lạc trên mái nhà rộng 500m2 của một trung tâm y tế thuộc Quận 12 (nằm ở phía Đông Paris bờ phải của sông Seine).
Aéromate với các dự án làm trang trại trên sân thượng. Ảnh: Radio France/Nicolas Olivier
Michel Desportes và Louise Doulliet, những người đồng sáng lập Aéromate, chưa đến 30 tuổi, đã gửi đề xuất lên chính quyền thành phố khi Parisculteurs được công bố, với việc thuê lại mái nhà của trung tâm y tế, và được thông qua nhanh chóng.
Théo Manesse, giám đốc phát triển kinh doanh của Aeromate, nói rằng để trở thành “nông dân đô thị” không phải dễ. Do yêu cầu giám sát của chính phủ. “Ở Pháp, mọi thứ đều phải được quản lý. Bạn phải chu đáo mọi mặt.” Nhưng họ không hề nao núng: “Phức tạp và đầy thử thách, nhưng thực sự thú vị.”
Ngày nay, La Chambeaudie đã trồng hơn 40 loại thực vật và thảo mộc, vận chuyển đến các nhà hàng và cửa hàng rau. Trang trại sử dụng hệ thống thủy canh vì phù hợp với môi trường thành phố, nước có thể tái chế để giảm chất thải, trong khi cây trồng trong nước giàu dinh dưỡng hơn đất.
Aeromate gần đây đã thành lập trang trại thứ hai trên mái nhà của tập đoàn bất động sản Tishman Speyer nằm trong trung tâm Paris. Họ đang lên kế hoạch cho trang trại thứ ba ở trường nghệ thuật ứng dụng Duperré.
Sống bằng nông nghiệp đô thị
Komites nói rằng nông nghiệp đô thị không chỉ cải thiện bộ mặt và môi trường thành phố, mà còn mang lại việc làm. Chương trình Parisculteurs mới khởi động, nhưng đã góp phần tạo nên 120 công việc toàn thời gian. Aeromate có ba nhân viên toàn thời gian làm việc cho các dự án nông nghiệp đô thị của họ. Manesse nói rằng La Chambeaudie có thể có có lợi nhuận trong năm nay. Ở La REcyclerie, phần lớn thu nhập kiếm được từ quán cà phê. Bacahut cho biết họ đón khoảng 600 khách mỗi ngày. Sắp tới, họ sẽ mở thêm nhà kính để sử dụng cho các buổi workshop về làm trang trại.
Dự án “thành phố nhiều lớp” của Jacques Ferrier Architecture, Chartier Dalix Architectes và SLA Landskab đã chiến thắng trong cuộc thi kiến trúc quốc tế với chủ đề “tái thiết”.
Tính đến nay, Paris có khoảng 15ha nông nghiệp đô thị. Mục tiêu 30ha vào năm 2020 là thách thức không nhỏ. Nhưng còn rất nhiều dự án đáng kỳ vọng. Năm 2019 sẽ mở ra dự án Chapel với một trang trại diện tích 7.061m2, và khi thành hiện thực, đây sẽ là nông trại sân thượng lớn nhất Paris với sản phẩm được chuỗi bán lẻ Franprix phân phối.
Komites tin rằng sẽ nhìn thấy cơn sốt người Paris làm nông. “Nông nghiệp đô thị là cơ hội cho Paris đóng góp vào đa dạng sinh học và chống lại biến đổi khí hậu”.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…