Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 12 năm 2021 | 15:23

Người tiêu dùng không sử dụng 2 sản phẩm có thông báo thu hồi

Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu có thông báo thu hồi sản phẩm thịt gà từ Ba Lan và thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường từ Đức, Do có mức độ rủi ro được đánh giá là nghiêm trọng.

Thu hồi sản phẩm nhập ngoài do có mức độ rủi do nghiêm trọng

Thông tin từ Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu thông báo về việc nhà sản xuất thu hồi sản phẩm nông sản và thực phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam do có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

 

thit-ga-nhap-khau.jpg
Một lô thịt gà đông lạnh của Ba Lan bị thu hồi tại Việt Nam

 

Hai nhà sản xuất được Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu thông báo là sản phẩm thịt gà có nguồn gốc từ Ba Lan và sản phẩm thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ Cộng hòa Liên bang Đức tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

Sản phẩm thịt gà thu hồi có nguồn gốc từ Ba Lan tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, thuộc lô hàng 649521/650521 bao gồm: thịt gà và các bộ phân khác như chân, cổ và cánh đông lạnh.

Nguyên nhân thu hồi được cho là có chất cấm Salmonella enteritidis được phát hiện ở 2 trong số 5 mẫu với mức độ rủi ro được đánh giá là nghiêm trọng.

Sản phẩm được thông báo thu là thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường thuộc lô hàng L02028020/01. Đây là những sản của thuộc nhà sản xuất Vital Products GmbH (Zur ehemaligen Porzellanfabrik 2, 95652 Waldsassen, Đức).

Lô sản phẩm bị thu hồi do phát hiện dư lượng 2-Chloroethanol: 8,5 mg/kg. Với hàm lượng này được đánh giá có mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam thông báo và đề nghị các cơ quan lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo rà soát, kiểm tra theo quy định và người tiêu dùng chủ động không mua sản phẩm và thông báo với cơ quan quản lý nếu các sản phẩm nêu trên vẫn còn tiêu thụ trên thị trường.

Chất cấm Salmonella nguy hiểm thế nào?

Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột) là một giống vi khuẩn hình que, trực khuẩn gram âm, kị khí tùy nghi không tạo bào tử, di động bằng tiên mao, sinh sống trong đường ruột, có đường kính khoảng 0,7 µm đến 1,5 µm, dài từ 2 µm đến 5 µm và có vành lông rung hình roi. Hầu hết các loài Salmonella có thể sinh hydro sulfide. Salmonella không lên men lactose (trừ Salmonella arizona) và sucrose nhưng lên men được dulcitol, mannitol và glucose. Chúng kém chịu nhiệt nhưng chịu được một số hóa chất: brilliant green, sodium lauryl sulfate, selenite,...

Có hai loài vi khuẩn Salmonella, Salmonella bongori và Salmonella enterica. Salmonella enterica được chia thành sáu phân loài và hơn 2500 serovar (huyết thanh hình).

Salmonella được tìm thấy trên toàn thế giới trong cả động vật máu lạnh và động vật máu nóng, và trong môi trường. Các chủng vi khuẩn Salmonella gây ra các bệnh như thương hàn (do Salmonella typhi), phó thương hàn, nhiễm trùng máu (do Salmonella choleraesuis) và ngộ độc thực phẩm (Salmonellosis). Các triệu chứng do Salmonella gây ra chủ yếu là tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn xuất hiện sau 12 - 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm Salmonella. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 - 7 ngày.

Salmonellosis (bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella) là bệnh có thể truyền nhiễm từ thú sang người và ngược lại. Ngoài ra, sự lây nhiễm cũng thường xảy ra qua thực phẩm, đặc biệt là qua trứng và thịt gia cầm. Không giống như trước đây, ngày nay thịt heo hiếm khi bị nhiễm salmonella.

Theo dự đoán của WHO, trên toàn thế giới có hơn 16 triệu ca bệnh thương hàn hàng năm, hơn nửa triệu trong số đó là tử vong. Salmonella có khả năng sống sót hàng tuần bên ngoài cơ thể con người hoặc động vật. Ánh sáng mặt trời (tia UV) làm tăng tốc độ chết của các tác nhân gây bệnh. Trong phân khô, chúng còn có thể sống được 2,5 năm. Vi khuẩn không bị giết bằng cách đông lạnh. Trong môi trường axit, vi khuẩn Salmonella chết đi nhanh chóng và chất diệt khuẩn phổ biến giết chết chúng trong vòng vài phút. Ở nhiệt độ dưới 6°C, mức tăng trưởng của chúng chậm hơn nhiều. Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn salmonella, thực phẩm được khuyến cáo là khi chế biến ít nhất nên giữ ở nhiệt độ ở 75°C trong ít nhất mười phút (nhiệt độ trong lõi), trứng tươi cần bảo quản trong tủ lạnh.

Riêng tại Việt Nam đã có nhiều trường hợp ngộ độc hàng loạt vì trực khuẩn Salmonella, như là tại Thành phố Đồng Hới với gần 250 người phải nhập viện từ ngày 14 tháng 10 năm 2015 vì bánh mì thịt, bánh mì trứng nhiễm khuẩn, gần 800 công nhân tại Tiền Giang phải nhập viện từ ngày 3 tháng 10 năm 2013. Tại TP Hồ Chí Minh, trong đợt giám sát thí điểm năm 2013, sau khi lấy 1.618 mẫu tại chợ đầu mối Bình Điên, Hóc Môn, Thủ Đức đã phát hiện Salmonella trong 30% mẫu thịt heo và 45% trong mẫu thịt gà.

Các cơ quan chức năng cần kiểm tra và thu hồi 2 sản phẩm trên

Theo khuyến cáo của Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu, đề nghị người tiêu dùng không sử dụng 2 loại sản phẩm là thịt gà có nguồn gốc từ Ba Lan và  sản phẩm thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ Cộng hòa Liên bang Đức tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

Việc thu hồi này cần phải có lực lượng của các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, chi cục an toàn thực phẩm… tại các địa phương vào cuộc, khẩn trương xác minh, kiểm tra để có biện pháp thu hồi, không để các sản phẩm này tiêu thụ trên thị trường. Bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra cho người tiêu dùng.

Đề nghị Công ty Vimidu Vina là đơn vị nhập khẩu lô hàng thực phẩm, khẩn trương thu hồi sản phẩm nhập khẩu trên và báo cáo các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý theo đúng các quy định hiện hành.

Thông qua sự việc phải thu hồi 2 loại sản phẩm thực phẩm này cho chúng ta thấy cần thiết phải xây dựng lại hệ thống kiểm duyệt, các quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và các loại sản phẩm khác liên quan đến sức khỏe của nhân dân, để làm quy chuẩn và cơ sở cho hải quan ở các cửa khẩu kiểm tra và ngăn chặn ngay, không để những sản phẩm có nguy cơ rủi ro cao vào nội địa. Thậm chí phải trang bị thêm những máy móc, thiết bị làm công việc xét nghiệm và lấy mẫu ngay tại các cửa khẩu.

Có như vậy sức của của nhân dân và người tiêu dùng mới được bảo vệ an toàn. 

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top