Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 5 năm 2022 | 15:17

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè và cách bảo quản

Khi mùa hè đến đã có nhiều vụ ngộ độc đã xảy ra trên địa bàn cả nước, đặc biệt vào những ngày có nhiệt độ cao. Một trong những nguyên nhân đó là việc bảo quản thực phẩm không đúng cách, thực phẩm bị ôi, thiu.

Hậu quả là ngộ độc thực phẩm cho xảy ra cho người xử dụng.
 
Đã xuất hiện thực phẩm nhiễm khuân trên thị trường
 
Gần đây, mạng xã hội liên tiếp xuất hiện những hình ảnh, thông tin phản ánh nhiều cơ sở chế biến thực phẩm làm ăn kém vệ sinh, nhiễm khuẩn. Như trường hợp của chị N.T.K, quận 6, TP HCM mua bánh mì tại một cửa hàng lề đường. Khi đang cắn bánh mì, chị K phát hiện có “vật thể lạ” rơi ra, nhìn kĩ là một ổ giòi nhỏ từ miếng giò chả. Chị K đã đăng tải hình ảnh trên lên mạng xã hội để cảnh báo vấn đề vệ sinh tại nhiều tiệm bánh mì bán lề đường, hè phố.
 
minh-hoa-2682.jpg
Mùa hè thực phẩm dễ bị ôi thiu (ảnh minh họa)
 
Một sự việc ồn ào khác liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm mới diễn ra tại Bình Dương, khi clip về món hàu nướng có giòi được đăng tải lên mạng xã hội. Một nhóm thực khách ăn hàu nướng tại quán, phát hiện nhiều giòi sống trên món ăn nên đã phản ánh với chủ quán và quay clip, đăng tải lên mạng. Ngay sau đó, Sở Y tế Bình Dương đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh thành lập đoàn thanh tra kiểm tra đột xuất cơ sở để xảy ra sự việc.
 
Thực trạng thiếu vệ sinh ở các hàng, quán lề đường cũng đã tồn tại bao năm qua. Những món ăn bình dân với mức giá rẻ mà nguồn gốc thực phẩm đến từ đâu, có đảm bảo hay không không rõ. Khâu rửa, vệ sinh dụng cụ ăn uống làm “tại chỗ” chỉ với vài thùng nước nhỏ, cộng với việc thức ăn được “trưng” ngoài đường, không bảo quản đúng cách, hư hỏng vẫn bán cho người tiêu dùng đã dẫn đến nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe cấp kì và lâu dài.
 
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 7 vụ ngộ độc thực phẩm với 248 người bị ngộ độc, trong đó có 1 người tử vong.
 
Cách bảo quản thực phẩm mùa hè
 
Để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm, người tiêu dùng nhất thiết phải biết cách bảo quản thực phẩm để giữ được chất lượng và không gây nguy hại đến sức khỏe.
 
Giữ nóng thức ăn
 
Luôn hâm nóng thức ăn sẽ giúp chúng luôn được “an toàn” bởi cái nóng bức của thời tiết. Hãy chắc chắn rằng thức ăn của bạn đã được hâm sôi trước khi để qua đêm và cứ cách vài tiếng hãy hâm nóng chúng lại trên 75oC.
 
10-cach-bao-quan-thuc-an-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he-202202141311191171.jpg
 
Nhanh chóng bảo quản sau khi mua
 
Nếu bạn mua thức ăn từ cửa hàng hoặc siêu thị như thức ăn đông lạnh, thức ăn bị nguội thì hãy nên nhanh chóng đưa chúng về nhà trong các hộp bảo quản.
 
10-cach-bao-quan-thuc-an-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he5_800x400.png
 
Điều chỉnh lại nhiệt độ bảo quản
 
Thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5oC hoặc thấp hơn để tươi lâu. Ngăn mát tủ lạnh nên để dưới 5oC và ngăn đá từ -15 đến -18oC, thùng giữ lạnh nên dùng đá sạch hoặc túi đá khô.
 
10-cach-bao-quan-thuc-an-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he7_800x400.png
 
Để riêng thực phẩm chín và sống
 
Việc để thức ăn sống và chín lẫn lộn cùng nhau sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ thực phẩm sống lây lan sang các loại thức ăn đã được làm chín. Điều này rất nguy hiểm nhé. Bên cạnh đó, việc dùng chung dao và thớt cũng là một trong những thói quen hay mắc phải. Hãy làm sạch dao và thớt sau khi dùng để giữ thức ăn được an toàn vệ sinh.
 
10-cach-bao-quan-thuc-an-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he2_800x400.png
 
Rã đông thực phẩm
 
Đừng bao giờ quá nôn nóng chế biến ngay khi thực phẩm chưa được rã đông kĩ kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Trước khi nấu bạn nên dành thời gian để rã đông hoặc có thể dùng lò vi sống để hỗ trợ rã đông nhanh hơn. (Nhưng cũng có một số thực phẩm được phép chế biến ngay cả khi chưa được rã đông hết, thường thì nhà sản xuất sẽ có in trên bao bì).
 
10-cach-bao-quan-thuc-an-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he11_800x400.png

 

Không đợi thức ăn nguội rồi mới đưa vào tủ lạnh

Ngay khi thức ăn ngừng bốc hơi hãy nhanh chóng đưa chúng vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Hoặc bạn có thể làm nguội nhanh hơn bằng những cách như chia nhỏ thức ăn ra thành nhiều hộp khác nhau hay ngâm chúng vào đá.

 

10-cach-bao-quan-thuc-an-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he10_800x400.png

 

Không chất đầy đủ lạnh

Cho dù tủ lạnh nhà bạn vẫn còn một số khoảng trống nhỏ thì cũng đừng nên cố nhồi nhét thực phẩm vào đó để bảo quản. Thật ra, loại tủ lạnh nào cũng vậy cũng cần một số khoảng trống để tủ lạnh có thể hoạt động tốt và hiệu quả hơn.
 
10-cach-bao-quan-thuc-an-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he3_800x4001.png

 

Bảo quản thực phẩm thừa một cách an toàn
 
Hãy bảo quản đồ ăn thừa trong ngăn mát tủ lạnh và ăn chúng trong vòng 3 - 5 ngày. Nếu bạn không định ăn chúng trong vòng 3 - 5 ngày, hãy cất chúng trong ngăn đá.
 
Bỏ khi thực phẩm không còn dùng được nữa
 
Đừng tạo thói quen quá tiết kiệm đối với các thực phẩm đã không còn khả năng sử dụng. Đối với các loại thực phẩm như thịt, hải sản, cơm và mỳ ống đã nấu chín sau khi đã được đưa ra khỏi tủ lạnh 4 tiếng mà không dùng hết thì hãy nên bỏ đi. Vì nếu bạn có đưa vào bảo quản lại thì lần sau lấy ra thì chúng cũng đã hư từ bên trong rồi.
 
10-cach-bao-quan-thuc-an-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he12_800x400.png
 
Không nên cho thực phẩm với người khác khi bạn thấy chúng không ổn
 
Nếu bạn ăn phải một loại thực phẩm nào đó gây cho bạn các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, đau họng, sốt, tiêu chảy thì hãy nên đến ngay với bác sĩ và loại bỏ thức ăn đó ngay, không nên đưa cho người khác. Vì vô tình có khả năng bạn sẽ làm người khác có những triệu chứng tương tự như bạn.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top