Ông Macron đã xóa bỏ Luật thù lao năm 1955, cho phép các Tổng thống nước này nhận 6.000 euro (6.650 USD) tiền lương hưu hàng tháng ngay sau khi rời vị trí lãnh đạo đất nước.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị ở Brussels, Bỉ, ngày 13/12. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố xóa bỏ trợ cấp hưu của Tổng thống như một cử chỉ nhằm xoa dịu người dân đang phản đối mạnh mẽ kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ.
Theo truyền thông Pháp ngày 22/12, ông Macron đã xóa bỏ Luật thù lao năm 1955, cho phép các Tổng thống nước này nhận 6.000 euro (6.650 USD) tiền lương hưu hàng tháng ngay sau khi rời vị trí lãnh đạo đất nước.
Trong một tuyên bố, Điện Elysée nhấn mạnh rằng động thái của ông Macron không nhằm mục đích tự quảng bá mà thể hiện sự mẫu mực. Ngoài ra, ông Macron cũng từ chối nhận một ghế trong Hội đồng Hiến pháp sau khi rời khỏi Phủ Tổng thống.
Thông thường, các cựu nguyên thủ là thành viên trọn đời của Hội đồng này với mức thù lao 13.500 euro (gần 15.000 USD) mỗi tháng.
Quyết định của ông Macron diễn ra trong bối cảnh các cuộc đình công trên toàn quốc, nổ ra vào ngày 5/12, vẫn tiếp diễn nhằm phản đối chính phủ đang dự định thay thế 42 chế độ lương hưu khác nhau bằng một hệ thống hưu trí phổ quát dựa trên tính điểm.
Kế hoạch này đã gây phẫn nộ cho công nhân ngành đường sắt, giáo viên, cảnh sát và các nhân viên dịch vụ công khác.
Từ hơn 2 tuần nay, hệ thống giao thông công cộng - tàu điện ngầm, buýt, tàu nội đô và tàu hỏa - bị đình trệ trên toàn quốc.
Hàng triệu người đã tham gia các cuộc tuần hành và biểu tình nhất là tại các thành phố lớn, dẫn đến giảm đáng kể năng suất lao động.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…