Nhà máy nước mặt sông Đuống sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1
Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống đang được gấp rút hoàn thành giai đoạn 1 và sẽ chính thức đi vào khai thác thương mại đúng dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/2018).
Ông Đỗ Văn Định, Giám đốc dự án cho biết, Nhà máy nước mặt sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo Quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/3/2013 và Quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của UBND Hà Nội ngày 3/6/2016.
Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 5.000 tỷ đồng (225 triệu USD), bao gồm 2 hợp phần chính là công trình thu - trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 61,5ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm) và tuyến ống truyền dẫn nước sạch dài 76km phân bố trên các quận, huyện như: Gia Lâm; Long Biên; Sóc Sơn; Đông Anh; Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực phụ cận.
Theo quy hoạch và kế hoạch mở rộng, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đến năm 2020 sẽ đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, chia thành hai kỳ đầu tư: Kỳ 1 đến năm 2018, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 150.000 m3/ngày đêm và kỳ 2 đến năm 2020, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ mở rộng và phát triển công suất đến năm 2030 đạt 600.000 m3/ngày đêm, tầm nhìn đến năm 2050 quy mô công suất 900.000 m3/ngày đêm. Đây là công trình hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, cung cấp nước sạch cho 8 quận huyện và các vùng phụ cận với tiêu chuẩn châu Âu, có thể uống ngay tại vòi.
Nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống có chất lượng và lưu lượng đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050. Chất lượng nước sau xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành.
Ông Định cho biết, với mục tiêu phát triển bền vững, Nhà máy nước mặt sông Đuống sẽ nghiên cứu và áp dụng các giải pháp tái sử dụng bùn thải cùng với việc tận dụng mặt bằng thuận lợi để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời để tận dụng nguồn năng lượng sạch và tiết kiệm chi phí.
Ông Tạ Đức Hoàng, Tổng giám đốc Công ty AquaOne (nhà đầu tư chiến lược dự án) cho biết, dự án hiện đang ở trong giai đoạn 1A, gấp rút hoàn thành thi công xây dựng các hạng mục nhà máy nước và tuyến ống truyền dẫn. Dự kiến tiến hành chạy thử, xúc xả vào tháng 9/2018 và đi vào phát nước, khai thác thương mại chính thức vào đúng dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/2018).
"Khó khăn mà Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống phải đối mặt và sẵn sàng vượt qua, đó là, đối với dự án khai thác nước mặt, luôn cần chi phí lớn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có công nghệ cao, có kinh nghiệm và cả tiềm lực tài chính lớn. Song giá thành sản phẩm đến tay người dùng phải cạnh tranh với giá khai thác nước ngầm. Do vậy, chúng tôi đã xác định ngay từ khi quyết định đầu tư, chấp nhận kéo dài thời gian thu hồi vốn, thậm chí thua lỗ thời gian đầu để người dân Thủ đô được sử dụng nguồn nước sạch chất lượng nhất như chúng tôi cam kết", ông Hoàng chia sẻ.
Nhà máy nước khi đi vào vận hành sẽ cung cấp bổ sung nguồn nước đạt chất lượng cho các khu vực dân cư; đồng thời thay thế các nguồn nước ngầm trên địa bàn hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Ông Đỗ Văn Định cho biết, Nhà máy nước sạch sông Đuống sẽ có một số đơn vị chuyên môn đảm nhiệm công việc phát triển hệ thống đường ống cung cấp nước sạch, nếu những địa bàn nào có hệ thống đường ống được xây dựng do các đơn vị của nhà máy nước sạch sông Đuống thực hiện đến tận hộ gia đình sử dụng, nhà máy sẽ đảm bảo 100% nguồn nước được sử dụng tại các hộ gia đình là nước sạch và sẽ có chất lượng nước được uống ngay tại vòi.
Với những địa bàn đã có hệ thống đường ống do các đơn vị kinh doanh nước sạch quản lý, nhà máy chúng tôi sẽ đảm bảo chất lượng nước tại ngay điểm đấu nối với các đường ống của các đơn vị kinh doanh nước đó khi mua lại sản phẩm nước sạch do nhà máy chúng tôi cung cấp. Chúng tôi có một hệ thống quản lý theo dõi chất lượng nước đến tận đầu ra của vòi và nơi đấu nối với hệ thống cung cấp nước của các đơn vị kinh doanh nước của thành phố.
Theo ông Định, tuy là nhà máy được đầu tư lớn, chi phí để xây dựng nhà máy sử dụng nguồn nước mặt là rất cao, cao hơn nhiều lần với nhà máy khai thác nguồn nước ngầm, nhưng chúng tôi chấp nhận cạnh tranh giá nước cung cấp cho khách hàng với các nhà máy nước ngầm hiện có trên địa bàn, giá này sẽ được UBND TP. Hà Nội chấp nhận, mặc dù thời gian thu hồi vốn đầu tư có thể kéo dài.
Nhà máy nước mặt sông Đuống là một trong những địa chỉ doanh nghiệp mà Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức cho đoàn nhà báo Trung ương và Hà Nội đi thực tế, nằm trong Kế hoạch số 85-KH/TU của Thành ủy Hà Nội về việc “tuyên truyền kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô”.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.