Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống gắn với xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm mà giá trị quả nhãn ở Sông Mã (Sơn La) không ngừng tăng lên. Giá trị từ quả nhãn mang lại lên tới cả nghìn tỷ đồng/năm.
Bắt đầu từ cải tạo giống
Cây nhãn được trồng ở Sông Mã từ đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Qua thực tiễn, cây rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên giá trị kinh tế mang lại khá cao. Để giúp người trồng nhãn chuyển đổi cơ cấu giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, năm 2010, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phối hợp với Viện Nghiên cứu rau qủa Trung ương, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ghép cải tạo nhãn bằng các giống nhãn THM-1, PHM 99-11 và Hương Chi; các giống ghép đã mang lại kết quả khả quan và được nhân rộng trên địa bàn.
Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển cây ăn quả, những năm qua, Sông Mã đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện có hiệu quả chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về phát triển cây ăn quả trên đất dốc. Từ đó, nhiều sản phẩm nông sản của huyện từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường, trong đó, sản phẩm “Nhãn Sông Mã” được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (tháng 6/2017).
Sông Mã hiện có 7.480ha nhãn, chiếm 72,48% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng quả tươi năm 2022 đạt khoảng 60.000 tấn, trong đó, dự kiến 40.000 tấn chế biến thành long nhãn, 18.400 tấn tiêu thụ trong nước và khoảng 1.600 tấn xuất khẩu quả tươi. Đến ngày 22/7, toàn huyện đã tiêu thụ được trên 23.400 tấn nhãn với giá trị đạt gần 555 tỷ đồng. Cây nhãn từng bước khẳng định được vị thế, nhiều hộ gia đình trồng nhãn có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, một số hộ có thu nhập hàng tỷ đồng/năm.
Ông Lò Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, thông tin, cây nhãn từng bước khẳng định được vị thế, nhiều gia đình trồng nhãn có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, một số hộ có thu nhập hàng tỷ đồng/năm từ trồng nhãn. Đến nay, huyện được cấp 46 mã số vùng trồng xuất khẩu với tổng diện tích trên 570ha, trong đó, 9 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, 21 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, 16 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Australia, New Zealand.
Đẩy mạnh chế biến sâu gắn với xuất khẩu
Những năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa nông sản nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng của huyện Sông Mã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó xuất khẩu nông sản được xác định là khâu đột phá.
Riêng năm 2021, Sông Mã đã xuất khẩu các loại nông sản như: nhãn, xoài,... sang Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Trung Quốc… đạt trên 3.900 tấn, giá trị 1,5 triệu USD; hỗ trợ cho 2 doanh nghiệp, 6 HTX, 571 hộ dân 6 côngtennơ lạnh, 3 kho lạnh và 603 lò sấy hơi nhiệt với tổng giá trị 22,23 tỷ đồng, nâng tổng số cơ sở chế biến long nhãn toàn huyện lên 2.910 lò sấy, công suất 2.000-3.000 tấn quả tươi/ngày, giá trị chế biến sản phẩm nhãn ước đạt gần 1.000 tỷ đồng.
Giờ đây, sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện đạt 3 yêu cầu: “Được mùa, được giá, được thu nhập”, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập, đời sống người làm nông nghiệp được nâng lên so với các năm trước. Khẳng định chủ trương đúng đắn của tỉnh, huyện về phát triển vùng nguyên liệu bền vững, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu theo chuỗi giá trị.
Phấn khởi khi quả nhãn tươi của HTX được lựa chọn để xuất sang thị trường châu Âu, Vương quốc Anh vào đợt đầu tiên (ngày 23/7), anh Lường Văn Mười, Giám đốc HTX Hoa Mười (xã Chiềng Khoong), cho biết, HTX xuất khẩu 20 tấn nhãn với giá bán 50.000 đồng/kg, dự kiến năm nay sẽ xuất khẩu 50 tấn nhãn. Đây là động lực để HTX tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, khẳng định thương hiệu và uy tín nhãn Sông Mã đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Tham gia cắt băng khởi hành lô nhãn Sông Mã xuất sang thị trường EU và Vương quốc Anh, ông Vũ Ngọc Cảnh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa - đơn vị thu mua nhãn Sông Mã xuất khẩu, thông tin: Đây là năm thứ 2 công ty thu mua nhãn của huyện Sông Mã để xuất sang thị trường EU và Vương quốc Anh. Qua phản hồi đánh giá của thị trường, nhãn Sông Mã quả to, cùi dày và đậm vị ngọt, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau lô nhãn đầu tiên xuất khẩu này, đơn vị tiếp tục liên kết với các HTX trên địa bàn huyện Sông Mã để đánh giá, lựa chọn các sản phẩm nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới.
Về định hướng trong thời gian tới, ông Nguyễn Thành Công, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho biết, cấp ủy, chính quyền huyện Sông Mã cần tiếp tục chú trọng phát triển cây ăn quả theo chiều sâu, thâm canh rải vụ, hình thành các vùng trồng quy mô lớn; đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng, sản lượng nhãn, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường các nước nhập khẩu. Đồng thời, nghiên cứu, chọn tạo các giống nhãn có năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp để đưa vào ghép cải tạo; tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các làng nghề chế biến long nhãn; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhãn đến với thị trường trong và ngoài nước.
Được biết, Sông Mã hiện có khoảng 100ha nhãn chín sớm, với sản lượng gần 1.000 tấn. Nhãn chín sớm chỉ chiếm 1/60 sản lượng, nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nhãn chính vụ. Đây là vụ nhãn được huyện khuyến khích mở rộng diện tích, để giảm áp lực thời vụ khi quá nhiều diện tích và sản lượng nhãn tập trung thu hoạch trong một thời điểm.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.