Sản phẩm nhãn Sông Mã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến với hương vị ngọt mát, cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ.
Cây nhãn được trồng tại huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đã trở thành cây kinh tế chủ lực, giúp hàng ngàn hộ dân vươn lên làm giàu bền vững |
Những năm qua, huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên đất dốc. Đến nay toàn huyện có gần 5.500 héc ta nhãn, chiếm trên 80% diện tích cây ăn quả của địa phương. Cây nhãn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây, nhiều hộ trồng nhãn đã có thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng mỗi ha.
Việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu giúp sản phẩm nhãn Sông Mã trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất và kinh doanh Nhãn.
Đây cũng là cơ sở quan trọng để huyện Sông Mã quản lý tốt hơn về chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua bộ nhãn hiệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân. Người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng, biết rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bà Lê Thị Yến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cho biết, trong thời gian tới để nâng cao giá trị của sản phẩm nhãn, huyện Sông Mã sẽ quan tâm, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Huyện cũng chỉ đạo các hợp tác xã áp dụng quy trình sản xuất sạch theo hướng VietGAP để nâng cao năng xuất của cây nhãn.
Tại Lễ công bố, Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ đã công bố quyết định và Giấy chứng nhận nhãn hiệu "Nhãn Sông Mã"; Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I đã trao quyết định cấp mã vùng trồng nhãn xuất khẩu cho huyện Sông Mã./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.