Thủ tướng Yoshihide Suga đang tìm cách chuyển dịch lĩnh vực nông nghiệp sang hướng tăng cường xuất khẩu, giữa bối cảnh nhu cầu thị trường nội địa dự kiến ngày càng giảm theo xu hướng dân số già hóa.
Loại thịt bò wagyu nổi tiếng của Nhật Bản. (Ảnh: Getty Images)
Nhật Bản đã lập kế hoạch hoành động để thúc đẩy xuất khẩu nông sản lên 2.000 tỷ yen (19 tỷ USD) vào năm 2025, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu của các sản phẩm, như rượu sake và bò wagyu.
Theo chiến lược này, 27 mặt hàng, trong đó có thịt bò, sò điệp, táo và cá đuôi vàng, sẽ được đưa vào danh sách hỗ trợ xuất khẩu.
Kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu trên đặt mục tiêu đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2025 và xác định các thị trường cụ thể - nơi mà nhu cầu đối với những sản phẩm nông sản trên là cao.
Trước đó, tại một hội nghị xúc tiến xuất khẩu nông sản trung tuần tháng 12, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển các khu vực sản xuất đặc biệt phục vụ nhu cầu của các thị trường xuất khẩu, và thiết lập các nhà máy chế biến tuân thủ các quy định của những quốc gia đó.
Thủ tướng Suga, người kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe, đang tìm cách chuyển dịch lĩnh vực nông nghiệp sang hướng tăng cường xuất khẩu, giữa bối cảnh nhu cầu thị trường nội địa dự kiến ngày càng giảm theo xu hướng dân số già hóa tại “xứ hoa anh đào.”
Theo kế hoạch hành động kêu gọi tăng cường xuất khẩu thịt bò từ 29,7 tỷ yen năm 2019 lên 160 tỷ yen vào năm 2025, các thị trường Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ là nhưng thị trường xuất khẩu quan trọng.
Trong khi đó, đối với thịt bò wagyu, vốn nổi tiếng với vị mềm tan và những thớ vân (mỡ) cẩm thạch đặc trưng và đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, kế hoạch hành động kêu gọi tăng cường hơn nữa những nỗ lực để quảng bá sản phẩm này tới nhiều đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, kế hoạch còn thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Nhật Bản còn đặt mục tiêu xuất khẩu cá cam từ 22,9 tỷ yen năm 2019 lên 54,2 tỷ yen năm 2025, và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ đến từ Mỹ, Trung Quốc đại lục và Hong Kong.
Chính phủ Nhật Bản sẽ dành 9,9 tỷ yen trong dự thảo ngân sách tài khóa 2021 (bắt đầu từ tháng 4/2021) để thiết lập kế hoạch hành động thúc đẩy xuất khẩu nông sản trên. Ngoài kế hoạch xuất khẩu nông phẩm đến năm 2025, Tokyo cũng đưa ra mục tiêu tăng cường xuất khẩu nông phẩm trị giá tới 5.000 tỷ yen đến năm 2030.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.