Nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia như Mỹ, châu Á, châu Phi và Trung Đông giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến cho nhu cầu nhập khẩu chuyển sang các loại gạo có chất lượng thấp hơn gạo Thái Lan.
Hiện nay, trong số 3,5 triệu tấn gạo đã xay xát (bao gồm gạo basmati từ Ấn Độ và Pakistan) giao thương trên toàn cầu, khoảng 60% từ Thái Lan, 37% từ Việt Nam và phần còn lại từ Campuchia.Nguyên nhân thứ hai là các nhà xuất khẩu và chủ cơ sở xay xát gạo tại Thái Lan luôn ở thế bị động. Nguyên nhân xuất phát từ việc nông dân tại khu vực Tây Bắc và miền Trung là nhóm dự trữ gạo Hom Mali chủ yếu. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu chỉ mua từ chủ các cơ sở xay xát gạo khi đã chắc chắn những đơn hàng. Tình trạng này khiến các nhà xay xát bị tồn lượng lớn gạo trong kho dự trữ.
Chính tình trạng tồn đọng gạo trong kho khiến chủ các cơ sở xay xát không tiếp tục mua gạo từ nông dân trong vụ mùa tới. Bản thân chủ các cơ sở xay xát không thể trực tiếp điều chỉnh mức giá giữa bối cảnh giá của các đầu mối môi giới chỉ ở mức 15-17 Baht/kg so với mức 24-25 Baht/kg hồi đầu năm nay. Đây là nguyên nhân của tình trạng ép giá mua gạo.
Nguyên nhân thứ ba là chất lượng gạo thu hoạch trong năm nay giảm sút rõ rệt do lượng mưa tăng đột biến trong thời gian diễn ra vụ thu hoạch, khiến gạo tăng thêm 30% độ ẩm. Với chất lượng này, nông dân không còn sự lựa chọn nào khác, phải phụ thuộc vào các cơ sở xay xát. Điều này đẩy nông dân vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nam khi bắt buộc phải chấp nhận bán theo giá của các cơ sở sản xuất nếu không muốn tăng thêm chi phí dự trữ gạo trong kho.
Hiện giá gạo thơm Hom-Mali của Thái Lan đang rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Thậm chí có lúc 1 tấn gạo Hom Mali chỉ ở mức giá 5.000 Baht/tấn (khoảng 150 USD). Chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cũng đã đưa ra gói cứu trợ nông dân trị giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên tình trạng rớt giá gạo vẫn không mấy được cải thiện./.