Khan hiếm phân bón có thể khiến các trang trại ở Bắc Mỹ tranh giành nguồn cung cho vụ canh tác mùa xuân tới.
Nông dân Bắc Mỹ cần dùng phân đạm để tăng năng suất ngô, cải dầu và lúa mì. Tuy nhiên, giá phân bón vẫn đang leo thang. Giá urê toàn cầu trong tháng này lần đầu tiên đạt mức 1.000 USD mỗi tấn, theo BMO Capital Markets.
Vụ nổ ở Texas hồi tháng 2 và bão Ida tháng 8 làm gián đoạn hoạt động sản xuất phân bón của Mỹ. Giá khí đốt tự nhiên, nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất nitơ, đã tăng vọt ở châu Âu do nhu cầu cao và nguồn cung thấp. Cùng với đó, Nga và Trung Quốc cũng hạn chế xuất khẩu phân bón.
Daren Coppock, Giám đốc Hiệp hội Các nhà bán lẻ Nông sản Mỹ, cho biết nguồn cung phân bón nitơ đủ dùng cho trước mùa đông. Bón phân trước mùa đông giúp giảm bớt khối lượng công việc trong vụ xuân của nông dân.
Nhưng với giá quá cao, một số nông dân đang trì hoãn việc mua hàng. Vì vậy, khi đến vụ xuân, có nguy cơ họ phải tranh giành nguồn cung trong thời điểm bận rộn nhất năm. Argus Media thì cho biết, doanh số phân bón toàn cầu đạt 53 tỷ USD vào năm 2020. Cho đến thời điểm này năm nay, giá đã tăng ít nhất 80%.
Thông thường, MKC, một hợp tác xã trang trại ở Kansas, bán phân bón thanh toán trước cho nông dân với thời gian giao hàng trong tháng. Việc trả trước giúp người trồng chắc chắn về chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, với giá cả tăng vọt, MKC đã thu hẹp việc bán hàng trả trước. "Bạn không biết giá sẽ như thế nào. Điều này đặt nhiều nhà bán lẻ vào tình thế khó khăn", Troy Walker, Giám đốc bán lẻ phân bón của MKC cho biết.
Trì hoãn việc mua phân bón cho đến mùa xuân có nguy cơ làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng hơn nữa, do nông dân đổ xô bón phân và gieo hạt trong thời gian này. "Sẽ có rất nhiều người chờ đợi. Nhưng nếu đến đó họ phải tranh giành nhau để có đủ phân bón thì sẽ có người thiếu phân bón cho ngô", Coppock nói.
Jim Zimmerman, nông dân ở Wisconsin quyết định chấp nhận mức giá cao lúc này để đảm bảo có đủ phân bón có vụ xuân tới. "Giá của năm tới biết đâu còn cao hơn", Zimmerman nói.
Nutrien, nhà cung cấp vật tư trang trại lớn nhất của Mỹ, sẽ bán lượng phân đạm ít hơn bình thường vào mùa xuân vì nguồn cung từ nhà sản xuất thu hẹp. Kreg Ruhl, Giám đốc dinh dưỡng cây trồng tại hợp tác xã nông trại Growmark (Illinois), cho biết Bắc Mỹ đang thiếu urê amoni nitrat (UAN). UAN là một dạng chất lỏng thuận tiện cho người nông dân sử dụng.
Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với UAN từ Nga, Trinidad và Tobago, theo yêu cầu của nhà sản xuất CF Industries của Mỹ. Ông Ruhl cho biết các nhà nhập khẩu không muốn đặt mua các lô hàng cho đến năm 2022, vì họ có thể phải trả thuế hồi tố nếu CF thắng kiện.
Nông dân có thể giảm nhu cầu phân bón bằng cách trồng nhiều đậu nành và ít ngô hơn, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy nhiều người có kế hoạch làm như vậy. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo diện tích trồng ngô sẽ giảm xuống 92 triệu mẫu Anh vào năm 2022, từ 93,3 triệu mẫu vào năm 2021.
Matt Conacher, Giám đốc phụ trách phân bón tại Federated HTX, một hãng bán buôn Canada, cho biết đợi đến mùa xuân để mua phân bón có thể khiến một số nông dân thất vọng. "Lời khuyên của tôi là nếu có thể mua phân bón ngay bây giờ thì hãy làm như vậy".
Chi phí phân bón tăng có thể dẫn đến giá thịt và bánh mì cao hơn. Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực thế giới đạt mức cao nhất trong 10 năm vào tháng 10, chủ yếu các loại cây ngũ cốc như lúa mỳ và dầu thực vật tăng giá.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…