Kịch bản “Brexit cứng” hay Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận sẽ là điều tồi tệ với không chỉ Pháp mà còn nhiều nước khác trong EU.
Ngày 17/1, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết, nước này đã kích hoạt kế hoạch dự phòng để đối phó với kịch bản “một Brexit cứng” hay một Brexit không có thỏa thuận.
Kế hoạch bao gồm khoản chi 50 triệu euro đầu tư vào các cảng biển và sân bay “bị ảnh hưởng nhiều nhất” vì Brexit. Theo Thủ tướng Edouard Philippe, một số cảng sẽ được xây dựng thêm nơi đỗ ô tô, một số cảng khác sẽ được trang bị các hạ tầng để phục vụ công tác kiểm tra hải quan.
Người đứng đầu Chính phủ Pháp cũng tiết lộ kế hoạch giúp đỡ ngư dân và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực đánh cá, dự kiến sẽ chịu tác động mạnh của việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận.
Giải thích cho quyết định này, Thủ tướng Edouard Philippe thừa nhận, kịch bản về một Brexit cứng nhiều khả năng sẽ xảy ra. Vì thế, chính phủ Pháp muốn chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ tốt nhất lợi ích của người dân mình, mà vẫn tôn trọng các nghĩa vụ với tư cách là một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
“Tôi đã quyết định kích hoạt kế hoạch khẩn cấp nhằm sẵn sàng đối phó với khả năng Anh rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận, hay còn gọi là Brexit cứng như cách mà đôi khi chúng ta vẫn nói. Mục tiêu của chúng tôi là vừa tôn trọng các nghĩa vụ của mình, mà vẫn đảm bảo cuộc sống của người dân nước Pháp. Và về một mặt nào đó là để công dân Anh sống tại Pháp không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng ít nhất có thể”, Thủ tướng Edouard Philippe cho biết.
Nỗ lực kéo dài 2 năm của Thủ tướng Anh Theresa May nhằm thúc đẩy một cuộc chia tay êm thấm với Liên minh châu Âu đã bị Quốc hội Anh bác bỏ trong cuộc bỏ phiếu hôm 15/1 vừa qua.
Đây cũng là thất bại lớn nhất đối với một nhà lãnh đạo Anh trong lịch sử nước Anh hiện đại./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…