Quản lý đô thị tại quận Long Biên: Chủ trương không còn trên giấy
Đều đặn vào sáng ngày thứ bảy hàng tuần, nhân dân thuộc các tổ dân phố trên toàn địa bàn của quận Long Biên (Hà Nội) lại tổ chức dọn vệ sinh quanh khu dân cư.
Việc tổng vệ sinh này đã được duy trì từ rất nhiều năm và tạo hiệu ứng tốt cho phong trào “Xây dựng quận Long Biên Xanh – Sạch – Đẹp”.
Sạch cho chính gia đình mình
Rất nhiều người dân trên địa bàn quận Long Biên khi được hỏi về công tác vệ sinh khu dân cư vào sáng thứ bảy hàng tuần đem lại lợi ích gì, câu trả lời của tất cả mọi người đều khẳng định cho xanh nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô.
Đi một vòng quanh những tuyến đường chính của quận Long Biên, tôi bắt gặp rất nhiều người với nhiều lứa tuổi khác nhau đang quét dọn hè đường phía trước ngôi nhà của mình.
Chị Nguyễn Thị Lan, nhà trên địa bàn phường Gia Thụy, cho biết: Công việc dọn vệ sinh khu dân cư, xung quanh nhà ở được phường, tổ dân phố và các gia đình trong khu dân cư thực hiện từ rất lâu rồi, bắt đầu là việc các gia đình tự dọn dẹp xung quanh nơi mình sinh sống, sau đó thì các gia đình sinh sống gần nhau cũng cùng làm và dần dần cả tổ dân phố, khu dân cư mọi người đều làm và trở thành nếp hoạt động thường xuyên.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Dỹ, Tổ trưởng Tổ dân phố số 9 thuộc phường Gia Thụy khi ông đang đi kiểm tra việc tổng vệ sinh trên địa bàn, ông cho biết, sáng thứ bảy hàng tuần đã trở thành thông lệ, không chỉ có dân của tổ dân phố chúng tôi tham gia vào công việc tổng vệ sinh xung quanh khu vực mình sinh sống, mà cả người dân trên địa bàn quận Long Biên đều tham gia vào việc tổng vệ sinh hàng tuần này.
Có thể khẳng định và nhìn thấy ngay đó là phố xá khang trang, sạch đẹp, không có hiện tượng rác thải bừa bãi khắp ngõ trên, ngõ dưới, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân.
Việc tổng vệ sinh hàng tuần tại các khu dân cư đã tạo ra một nét văn hóa đẹp của nhân dân quận Long Biên nói riêng và trên địa bàn Thủ đô nói chung, có rất nhiều gia đình trước kia hay tiện tay vứt rác thải sinh hoạt ra đường thì đến nay không còn nữa, nhân dân đã tạo cho mình một ý thức văn hóa không ném và xả rác thải bừa bãi ra đường.
Tạo được phong trào
Không chỉ có khu dân cư mà ngay cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trụ sở của chính quyền đều tổ chức việc tổng dọn vệ sinh trụ sở, cơ quan vào chiều thứ 6 hàng tuần.
Ông Nguyễn Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm cho biết, vào cuối giờ chiều thứ 6 hàng tuần là tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động tại UBND phường đều tham gia vào công việc tổng dọn vệ sinh.
Việc tổng dọn vệ sinh được làm từ trong phòng làm việc ra đến ngoài sân của trụ sở UBND phường, lấy lực lượng nòng cốt là đoàn viên công đoàn đang làm việc tại UBND.
Ông Việt cũng cho biết thêm, trên địa bàn của phường có một số địa điểm sinh hoạt cộng đồng và văn hóa như: Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, chúng tôi đều giao cho lực lượng đoàn viên thanh niên đảm trách việc dọn vệ sinh. Công việc này cũng được các đoàn viên thanh niên làm thường xuyên vào chiều thứ 6.
Tại trường Tiểu học Ái Mộ A, chúng tôi bắt gặp một hình ảnh rất đẹp, từng tốp các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của nhà trường, em tay cầm xèng, có em tay cầm chổi đang cùng các thầy cô giáo dọn vệ sinh trong khuôn viên của nhà trường. Cùng làm với các em học sinh có cán bộ, đoàn viên công đoàn và các thầy cô giáo trong nhà trường tham gia.
Trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Bích Huyền, Hiệu trưởng nhà trường, chúng tôi được biết: Ngoài việc dạy cho các em về kiến thức văn hóa, những kỹ năng trong cuộc sống chúng tôi còn dạy cho các em phải có trách nhiệm với môi trường xung quanh mình, việc giữ cảnh quan sư phạm của nhà trường cũng là góp phần làm đẹp thêm cho môi trường sống. Mặc dù hàng ngày chúng tôi đã có lao công dọn dẹp vệ sinh phòng học và các khu vực khác trong phạm vi của nhà trường, nhưng chúng tôi vẫn bố trí thời gian it ỏi đê cho các em làm quen với công việc dọn dẹp vệ sinh này.
Chủ trương đã được chuyển hóa
Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên, ông Nguyễn Mạnh Trình cho biết, quản lý đô thị là một trong rất nhiều nhiệm vụ quản lý của chính quyền quận Long Biên, công tác quản lý này có những thuận lợi và cũng có rất nhiều khó khăn thách thức vì liên quan đến người dân. Tuy nhiên, ngoài những công việc chúng tôi đã làm và đang làm, có những việc quản lý chưa đạt được mục tiêu đặt ra nhưng cũng có những công việc gặt hái được nhiều kết quả. Một trong những kết quả đó là đã làm rất tốt công tác vệ sinh môi trường đô thị, được nhân dân ủng hộ và tích cực tham gia vào công tác giữ vệ sinh môi trường trên địa bàn khu dân cư.
Ông Trình cho biết, năm 2015, Quận ủy Long Biên đã Ban hành Chương trình số 03 về “Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, tạo bước đột phá về cảnh quan môi trường, gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong các tầng lớp nhân dân”.
Năm 2018, Quận ủy Long Biên ban hành Kế hoạch số 122 triển khai thực hiện chủ đề “Vì một Long Biên Xanh – sạch – đẹp”. Với mục tiêu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị, MTTQ và các đoàn thể, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng, nhân dân xây dựng quận Long Biên “Xanh – Sạch – Đẹp” gắn với thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Ngoài ra còn nhằm tuyên truyền vai trò trách nhiệm, nâng cao ý thức của mỗi người dân, gia đình, cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành các quy định về trật tự đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng “Vì một Long Biên Xanh – sạch – đẹp”.
"Nhận thức được vấn đề môi trường là rất quan trọng, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, người dân Long Biên không những thực hiện rất nghiêm túc mà còn duy trì để công tác này trở thành phong trào. Khó khăn là do nhân dân không đồng lòng, thuận lợi cũng là do nhân dân đồng lòng. Nếu không có sự đồng lòng của nhân dân thì quận Long Biên chưa được xanh, sạch, đẹp như hôm nay", ông Trình chia sẻ.
Hiện, trên địa bàn của quận Long Biên đã thành lập được 18 câu lạc bộ “Tình nguyện vì môi trường” với tổng số 3.361 hội viên tham gia.
Muốn xanh thì phải trồng cây, muốn đẹp thì phải giữ gìn, muốn sạch thì phải quét dọn đó là câu nói của một cư dân trên địa bàn quận Long Biên khi được hỏi về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn môi trường sống xung quanh.
Một chủ trương đúng đắn của quận Long Biên giờ đây không còn nằm trên giấy khi có sự ủng hộ của người dân trong việc giữ gìn “Vì một Long Biên Xanh – Sạch – Đẹp”.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.