Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2016 | 8:1

“Cát tặc” đục khoét lòng sông Hồng: Cầu Thăng Long bị đe dọa

Theo quy hoạch của TP. Hà Nội, địa phận phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) không được phép khai thác cũng như tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng (VLXD). Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, tại đây vẫn xuất hiện nhiều tàu thuyền hút cát, tập kết VLXD gần chân cầu Thăng Long, khiến sự an toàn của cây cầu bị đe dọa.

Tàu thuyền “đục khoét” lòng sông Hồng, đoạn gần cầu Thăng Long.

Ngày 15/8/2016, UBND quận Bắc Từ Liêm có Công văn số 2210 gửi các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan về việc “Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”. Theo đó, tại phường Thụy Phương và phường Đông Ngạc, diện tích quy hoạch theo Quyết định 711/QĐ-UBND (về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030) là 0ha.

Mặc dù công văn là vậy nhưng  tại phường Đông Ngạc vẫn xuất hiện nhiều tàu thuyền thực hiện hút cát; nhiều bãi cát lớn, điểm tập kết vật liệu xây dựng được tạo ra ở hai bên bờ sông Hồng và nguy hiểm hơn, các điểm hút cát, tập kết nằm ngay sát khu vực chân cầu Thăng Long.

Ngày 15/8/2016, UBND quận Bắc Từ Liêm có Công văn số 2210 gửi các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan về việc “Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.

“Mục sở thị” hiện trường, phóng viên ghi nhận, giữa ban ngày, hàng chục “vòi rồng” ngang nhiên cắm sâu xuống lòng sông hút cát trực tiếp đưa lên bờ. Tại các điểm khai thác này đều không có điểm mốc báo khai thác, giữa lòng sông hàng chục tàu thuyền đang vào ra “cặm cụi” với công việc của mình; dọc bờ sông, máy xúc đang tiến hành san gạt và đưa từng gầu cát lớn lên bờ.

Trao đổi phóng viên, ông N.V.D, người dân địa phương, cho biết: “Đêm đến tiếng động cơ gào rú đinh tai nhức óc. Xe chở cát chạy ẩu bụi bay mù mịt. Với tình trạng khai thác ồ ạt như thế này thì chẳng mấy mà sạt lở bờ, chân cầu Thăng Long trơ đáy, hậu quả mưa lũ sẽ vô cùng kinh khủng”.

Việc “cát tặc” thi nhau “đục khoét” lòng sông để khai thác cát chắc chắn sẽ gây sạt lở đất ven sông, nghiêm trọng hơn là biến đổi dòng chảy khiến cát tại các cột chịu lực chân cầu Thăng Long trôi theo hướng khác. Lâu ngày, đây có thể là hành động đe dọa sự tồn tại của cây cầu này.

Cơ quan CSĐT (PC46) Công an TP. Hà Nội vừa thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Nguyệt Nga (56 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Anh Tùng về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”.

Theo cáo buộc của cơ quan điều tra, bà Nga đã có hành vi lợi dụng việc được cơ quan Nhà nước cấp phép thực hiện dự án nạo vét, tận thu sản phẩm cát tại đoạn cạn Thượng Cát – Võng La trên sông Hồng đã tổ chức chỉ đạo khai thác cát trái phép với số lượng đặc biệt lớn để kiếm lời, gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ tháng 1 đến tháng 4/2015, công ty của bà Nga đã huy động phương tiện khai thác cát trái phép không đúng vị trí trong giấy phép với tổng khối lượng 835.485,5m3. Trong đó, lượng cát đã bán là hơn 450.000m3. Kết quả định giá của Hội đồng định giá tư pháp xác định giá trị thiệt hại cho Nhà nước do việc khai thác cát trái phép này là trên 8,3 tỷ đồng.

Trong buổi làm việc với báo chí, lãnh đạo UBND phường Đông Ngạc chỉ cung cấp được Quyết định số 1180/QĐ-UB ngày 07/02/2002 của UBND TP. Hà Nội cho phép HTX Liên Thắng (thuộc xã Đông Ngạc cũ) cải tạo bờ sông đê hữu sông Hồng làm nơi bốc xếp, trung chuyển vật liệu xây dựng.

Theo đó, tại Điều 2 của Quyết định này nêu rõ: “Quyết định này chỉ có giá trị cho phép theo quy định của Pháp lệnh Đê điều”. Tuy nhiên, Luật Đê điều ra đời vào năm 2006 đã thay thế Pháp lệnh đê điều, đồng nghĩa với việc quyết định trên đã hết hiệu lực từ 10 năm trước.

Điều đáng nói là, việc khai thác cát trái phép tại khu vực chân cầu Thăng Long diễn ra trong thời gian khá dài mà chính quyền sở tại cũng như cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.

Đề nghị UBND TP.Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm cùng cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm trên. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc buông lỏng quản lý, để “cát tặc” ngang nhiên hoành hành, khai thác tài nguyên quốc gia, bảo vệ cầu Thăng Long trước khi quá muộn.

Sáng 19/11, các lực lượng chức năng của Công an TP. Hà Nội đã phát hiện, tổ chức vây bắt 14 tàu cùng nhiều đối tượng đang hoạt động khai thác và vận chuyển cát trái phép tại tuyến sông Hồng, địa bàn Hà Nội.

Thông tin ban đầu cho thấy, qua công tác trinh sát, Công an TP. Hà Nội phát hiện khu vực tuyến sông Hồng, địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội), đoạn ngã ba sông nối với phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ tập trung nhiều tàu cuốc và tàu vận chuyển cát trái phép vào ban đêm và rạng sáng những ngày cuối tuần, nhất là vào mùa nước cạn. Kế hoạch tuần tra, vây bắt các đối tượng khai thác, vận chuyển tài nguyên cát trái phép được triển khai thực hiện.

Khoảng 20h ngày 18/11 đến rạng sáng ngày 19/11, các lực lượng chức năng của Công an TP. Hà Nội với mũi nhọn chủ công là Trung đoàn Cảnh sát cơ động thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát đã phát hiện, vây bắt 14 chiếc tàu đang hoạt động khai thác và vận chuyển cát tại đoạn sông Hồng thuộc xã Tản Hồng (Ba Vì), trong đó có 6 tàu cuốc và 8 tàu vận chuyển cát.

Tại thời điểm bị phát hiện, kiểm tra, bắt giữ, các tàu trên đều không xuất trình được Giấy phép kinh doanh hoạt động vận chuyển, khai thác tài nguyên cát.

Sáng 19/11, lực lượng chức năng đã lập biên bản, bàn giao đối tượng cùng tang vật cho Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Ba Vì và Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Phòng Cảnh sát đường thủy Công an TP. Hà Nội để tiếp tục điều tra, xử lý.

Thanh Xuân

 

 

 

Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top