Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2024 | 9:20

Gia Lai rà soát bồi thường hoa màu bị ngập do sự cố sụt lún đập thủy lợi

Ông Rah Lan Chung, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cho biết, sau khi nhận tiếp nhận thông tin, ông có mặt tại hiện trường đập thủy lợi la Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) để chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện khắc phục sự cố sụt lún đập thủy lợi.

Theo ông Chung, đập thủy lợi la Ring vẫn ở trong tình trạng an toàn và ưu tiên hàng đầu hiện nay là bảo vệ an toàn đập và tài sản, tính mạng của người nhân dân trong khu vực. Về phương án xử lý, trước mắt là dùng đá, bao cát lấp vị trí sụt lún. Về sau là hạ mức nước đập thủy lợi để cơ quan chức năng có đánh giá toàn diện và có phương án khắc phục triệt để.

"Qua kiểm tra hiện trường, cho thấy phương án xử lý sự cố đang triển khai hợp lý, có hiệu quả. Đây là hồ chứa có lượng nước lớn, nếu không xử lý khéo sẽ dẫn tới nguy hiểm. Do đó, huyện Chư Sê cần phân công lực lượng trực, chuẩn bị phương tiện phòng ngừa để hạn chế rủi ro vỡ đập. Đồng thời, yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện rà soát, thống kê thiệt hại của dân (nếu có) để có hướng hỗ trợ, bồi thường đúng quy định”, ông Chung nói.

Đoàn công tác UBND tỉnh Gia có mặt tại hiện trường chỉ đạo khắc phục sự cố.

Ông Phan Phước Thiện, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai, cho biết, nguyên nhân gây ra sụt lún có khả năng do rò rỉ nước từ vị trí khớp nối ở hành lang cống lấy nước đầu mối, khiến nước chảy ra theo hạ lưu cống.

Cụ thể, ở vị trí cống lấy nước đầu mối bị sụt lún 4 tấm bê tông gia cố mái thượng lưu, miệng rộng khoảng 6 mét, chiều sâu khoảng 19 mét. Khi xảy ra hiện tượng thủng lỗ khiến nước thấm qua chân đập, gây ngập úng hơn 10ha hoa màu của người dân.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, đơn vị đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương dùng đá hộc cho vào rọ đá, bạt để lấp kín miệng sụt lún nhằm ngăn ngừa mở rộng miệng hố, hạn chế nước xói mòn vào thân đập. Sau đó, sử dụng lưới thép và đổ bê tông có phụ gia ngưng kết nhanh để có thể đảm bảo tích nước phục vụ đông xuân 2024-2025.

Như Kinh tế nông thôn thông tin trước đó, vào sáng ngày 14/11, thượng lưu hồ chứa la Ring đã xảy ra sự cố sụt lún thân đập. Sau sự cố, công ty mở cửa tràn với lưu lượng 7 m3/s nhằm giảm áp lực nước qua điểm sụt lún.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương huyện Chư Sê đã huy động lực lượng công an, dân quân và người dân xã Ia Tiêm phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai khắc phục vị trí sụt lún. Công tác khắc phục thực hiện rất khẩn trương, nhanh chóng lấp miệng vết sụt lún thân đập.

Được biết, dự án hồ thủy lợi la Ring do Bộ Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, khởi công năm 2004 và hoàn thành năm 2008 với kinh phí gần 156 tỉ đồng. Hồ có dung tích hơn 10 triệu m3 nước, cung cấp nước tưới cho 2.300 ha cây trồng các xã Ia Tiêm, Ia Blăng, Dun và thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê. 

 

Dương Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Long An kiên quyết xử lý, ngăn chặn đào ao, khoan giếng nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười

    Long An kiên quyết xử lý, ngăn chặn đào ao, khoan giếng nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười

    Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.

  • Cần chế tài mạnh để ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Cần chế tài mạnh để ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.

  • Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Để có được một mùa mãng cầu bội thu, nhà nông phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức, vốn đầu tư. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở Tây Ninh xuất hiện tình trạng hái trộm trái mãng cầu với quy mô ngày càng lớn, khiến nhiều nhà vườn rất bức xúc nhưng chưa có cách ngăn chặn hiệu quả.

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top