Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 9 năm 2024 | 13:5

VASEP: Cáo buộc lạm dụng lao động trong ngành tôm là không đúng sự thật, vô căn cứ

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa phát đi thông cáo báo chí, trong đó phản bác những thông tin được đăng tải từ Sustainability Incubator với cáo buộc Việt Nam lạm dụng lao động trong ngành tôm.

Theo VASEP, những cáo buộc trong báo cáo của Sustainability Incubator là vô căn cứ, gây hiểu lầm và gây tổn hại đến uy tín của ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam.

VASEP cho biết, tính đến năm 2024, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 170 thị trường trên thế giới. Với giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 9-11 tỉ USD trong những năm gần đây, Việt Nam đang đứng thứ 3 trong số các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thị trường thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.

Ngành tôm của Việt Nam là động lực kinh tế chính, mang lại sinh kế cho hàng triệu người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Ngành này đã trải qua quá trình hiện đại hóa đáng kể và cam kết đảm bảo các hoạt động đạo đức và bền vững.

VASEP khẳng định thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động là không đúng sự thật. Hình minh họa

Hàng năm, VASEP cho biết ngành tôm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị tương đương 3,5-4 tỉ USD mỗi năm. Hiện nay, tôm được xuất khẩu từ Việt Nam sang 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 5 thị trường lớn nhất là: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

"Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam tự hào là 1 trong 4 nhà cung cấp tôm hàng đầu thế giới, chiếm 10-13% giá trị thị trường tôm thế giới" - VASEP cho biết.

Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành tôm, đặc biệt là ĐBSCL, nơi chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến tôm. Cho đến nay, có hơn 200 nhà máy chế biến tôm được Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận với các cuộc thanh tra định kỳ tại Việt Nam.

VASEP cho rằng bằng chứng đáng tin cậy nhất cho thấy nuôi tôm vừa an toàn vừa bền vững có thể được tìm thấy thông qua số lượng ngày càng tăng các chương trình chứng nhận do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đưa ra về Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt bao gồm BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), Global Gap và ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản).

Để đạt được các chứng nhận này, các trang trại phải được xây dựng và vận hành dựa trên các tiêu chí: Trách nhiệm xã hội (ví dụ: Không sử dụng lao động trẻ em, sức khỏe và sự an toàn của người lao động, tự do hội họp, quan hệ cộng đồng); Tuân thủ pháp luật (tuân thủ pháp luật, quyền hợp pháp tại đó); Bảo tồn môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.

Cùng với đó, bảo tồn tài nguyên nước; Bảo tồn sự đa dạng của các loài và quần thể hoang dã; Sử dụng thức ăn và các nguồn tài nguyên khác một cách có trách nhiệm; Sức khỏe động vật (không sử dụng kháng sinh và hóa chất không cần thiết).

Về vấn đề lao động, theo VASEP, hiện giờ làm việc của người lao động tại các công ty tôm Việt Nam được áp dụng theo Bộ luật Lao động năm 2012, Nghị định 45 ngày 10/5/2013 của Chính phủ.

Với trách nhiệm và kinh nghiệm của một Tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, VASEP khẳng định ngành tôm Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển theo hướng bền vững hơn, tuân thủ mọi luật pháp và quy định quốc gia và quốc tế về điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội và an toàn thực phẩm.

VASEP một lần nữa khẳng định rằng những thông tin và phát hiện trong báo cáo của tổ chức Sustainability Incubator về ngành tôm Việt Nam là không đúng sự thật, vô căn cứ và không khách quan.

Theo một số chuyên gia, việc hiểu lầm này có thể xảy ra khi một vài cá nhân tham gia báo cáo nhìn thấy trẻ em nông thôn ra đồng tham gia phụ giúp gia đình trong thời gian rảnh. Đây chỉ là một hoạt động bình thường và hiện nay cũng không phổ biến ở các gia đình nông thôn. Còn trong các nhà máy sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn không có lao động trẻ em. 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top