Huyện Yên Thành có thế mạnh về chăn nuôi tập trung với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường.
Trại lợn giữa khu dân cư
Xét về khía cạnh chăn nuôi, xã Tiến Thành được xem như lát cắt thu nhỏ của huyện Yên Thành với tổng đàn quy mô, ngặt nỗi phạm vi càng trải rộng mức độ ô nhiễm càng cao, để đảm bảo hài hòa giữa yếu tố kinh tế và môi trường là bài toán quá khó lúc này.
Lo ngại trên không thừa nếu nhìn vào diễn biến thực tế suốt thời gian qua, một trong những nội dung khiến dư luận đặc biệt quan tâm chính là thực trạng ô nhiễm kéo dài tại trại chăn nuôi tập trung của ông Lê Văn Hưng tại xóm Tân Yên A. Đáng nói cơ sở này ngang nhiên “mọc” lên giữa khu dân cư.
Đơn cử, thửa đất gia đình ông Lê Văn Hưng sử dụng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với quy mô 1.694m2, hiện trạng là… đất ở và đất trồng cây lâu năm. Trên diện tích này, ông Hưng chủ động áp dụng mô hình chăn nuôi từ 10 năm trước, thời điểm đó xây dựng 4 chuồng trại nuôi gà kiên cố, mỗi chuồng có diện tích 160m2. Lúc đỉnh điểm toàn trại nuôi đến 2.000 - 3.000 con gà.
Trại lợn của ông Lê Văn Hưng nằm kề sát khu vực dân cư. Ảnh: Việt Khánh.
Đến tháng 7/2024, ông Hưng tiếp tục chuyển đổi công năng 1 chuồng trại sang nuôi lợn gia công, quá trình vận hành dù có xử lý ô nhiễm nhưng chưa triệt để. Đầu tháng 10/2024 trại này lại xảy ra sự cố biogas khiến nước thải chảy tràn lan, kết hợp mùi xú uế, tanh nồng đặc trưng làm không khí xung quanh bị ô nhiễm nặng nề. Việc này như thể “giọt nước tràn ly” gây nên tâm lý bức xúc của số đông, khiếu kiện cũng từ đây mà ra.
Ngày 17/10, UBND huyện Yên Thành tiếp nhận Công văn số 1026/TD-XLĐ của Ban tiếp công dân tỉnh Nghệ An xoay quanh Đơn tập thể của một số công dân xóm Tân Yên, xã Tiến Thành phản ánh ông Lê Văn Hưng nuôi gia súc số lượng lớn nhưng không đảm bảo vệ sinh môi trường, làm xáo trộn nặng nề đến sinh hoạt thường nhật và sức khỏe của người dân.
Xét thấy tính chất cấp thiết của vụ việc, chỉ 1 ngày sau UBND huyện Yên Thành đã chuyển nội dung này đến Chủ tịch UBND xã Tiến Thành để kiểm tra, giải quyết theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Bám vào nội dung chỉ đạo, UBND xã Tiến Thành đã lập đoàn trực tiếp kiểm tra hiện trường chăn nuôi và khu xả thải của ông Lê Văn Hưng, thời điểm này trại còn 15 con lợn sinh sản đang mang bầu; 3 ổ lợn nái đang nuôi 24 con lợn con, trọng lượng từ 1 - 1,5 kg/con; 23 con lợn đã cai sữa 20 ngày tuổi, có trọng lượng khoảng 4 kg/con. Sau khi Lập Biên bản, xã đề nghị chủ trại thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về chăn nuôi, thú y, môi trường.
Về cấp huyện, Phòng NN-PTNT khẳng định gia đình ông Hưng chưa kê khai tổng đàn, không đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi; Đội Hình sự - Kinh tế và Ma túy yêu cầu gia đình giảm đàn nhằm đảm bảo yếu tố môi trường.
Quá trình làm việc, hộ nuôi cam kết chậm nhất đến ngày 25/10/2024 sẽ tiến hành di dời toàn bộ đàn lợn ra khỏi khu vực chăn nuôi của gia đình, qua đó tách biệt hoàn toàn với khu dân cư xung quanh. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, đến ngày 15/11 nội dung này vẫn chưa được xử lý dứt diểm, đồng nghĩa nỗi lo ô nhiễm môi trường vẫn chưa dứt.
Qua trao đổi, ông Phan Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành thừa nhận việc trên, đồng thời lý giải nguyên nhân chậm trễ xuất phát từ “đặc tính” của đàn lợn sinh sản, nếu di dời cấp tốc sẽ không khả thi. Bám vào đây, hộ ông Lê Văn Hưng đề xuất các cấp, ngành liên quan tạo điều kiện cho “giãn” thêm thời gian, cam kết đến tháng 1/2025 sẽ hoàn tất.
Vẫn biết trong cái lý có cái tình nhưng nói đi cũng phải nói lại, thực chất tình trạng ô nhiễm tại cơ sở của ông Lê Văn Hưng đã có từ lâu, lẽ ra việc này phải được xử lý dứt điểm thay vì để tồn tại dai dẳng, từ đó kéo theo những hệ lụy không đáng có.
Khó xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung
Xã Tiến Thành là vùng bán sơn địa của huyện Yên Thành, địa phương này có lợi thế vườn đồi trải rộng để phát triển chăn nuôi tập trung. Qua nắm bắt, toàn xã có trên 1.700 hộ dân thì 2/3 số này đang áp dụng chăn nuôi gia cầm, trong đó có khoảng 30 hộ sở hữu tổng đàn trên 1.000 con/ lứa, bao gồm gia đình ông Lê Văn Hưng.
Nuôi số lượng lớn nhưng địa điểm, khoảng cách không phù hợp, vốn dĩ không đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học cần thiết khiến tình hình bị xáo trộn tứ tung. Việc này tiếp diễn triền miên nhưng chính quyền địa phương không tìm ra hướng giải quyết thấu đáo, vô hình trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt thường nhật của nhân dân trong vùng.
Ông Phan Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành nhấn mạnh nuôi gà giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm hơn nuôi lợn nhưng vẫn để lại nhiều mối lo hiện hữu, nhất là khi địa điểm, khoảng cách nuôi sát vách khu dân cư. Để đảm bảo hài hòa giữa yếu tố môi sinh và phát triển kinh tế, cũng như giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây nên nhiều hộ đã chủ động giảm mạnh tổng đàn, đồng thời chuyển dịch từ nuôi gà thịt sang gà nhỡ nhằm rút ngắn đáng kể thời gian, tình hình ít nhiều có chuyển biên nhưng bấy nhiêu là chưa đủ.
“Muốn duy trì, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững đòi hỏi phải xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung để di dời toàn bộ đến đó. Bên cạnh nguồn lực đủ lớn đòi hỏi phải quy hoạch được quỹ đất phù hợp, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về phạm vi, khoảng cách. Nội dung này mang tính cấp bách nhưng vượt ngoài khả năng của chính quyền cấp xã”, ông Phan Văn Vũ tâm tư.
Giải pháp để phát triển chăn nuôi xanh
Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững và đặt ra mục tiêu đạt net zero vào năm 2050. Hiện nay, xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam là: ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, vệ sinh ATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong khi đó, xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới là giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến. Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững môi trường và phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
Chính vì thế, chăn nuôi bền vững cần tập trung vào việc vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên. Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lý. Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ. Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.
Để bắt kịp xu thế chăn nuôi xanh, Việt Nam cần áp dụng chăn nuôi thông minh vào thực tế sản xuất. Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,… vào chăn nuôi. Các công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi. Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học). Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, sẽ giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Đối với ngành chăn nuôi, việc xử lý chất thải, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp đang được áp dụng với những quy mô khác nhau. Ngành chăn nuôi đang đẩy mạnh hướng dẫn nông dân thu gom chất thải vật nuôi để nuôi trùn quế, ruồi lính đen… tạo nguồn protein làm thức ăn cho vật nuôi trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, vừa chuyển hóa chất thải thành phân bón hữu cơ, vừa giảm tác hại đến môi trường.
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cần áp dụng mạnh mẽ các công nghệ hiện đại, chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn. Cần kiểm soát tốt chuỗi sản xuất: Kiểm soát kháng sinh, quy trình chăn nuôi, chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chặt chẽ đầu ra, để vừa tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, vừa bảo vệ và thân thiện với môi trường. Hiện nay, đã có những doanh nghiệp áp dụng thành công như C.P Việt Nam, Tập đoàn TH, Công ty CP Chăn nuôi GREENFEED Việt Nam… Khi các doanh nghiệp tập trung sản xuất xanh, thân thiện với môi trường thì những sản phẩm đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm tốt nhất. Những sản phẩm này sẽ đáp ứng được xu hướng tiêu dùng hiện nay là sử dụng các sản phẩm xanh, sạch. Đây là một trong những yêu cầu được đặt ra trong “Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050” của Việt Nam, là cầu nối cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm cả những quốc gia có tiêu chuẩn cao như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… là một minh chứng rõ rệt cho thấy tầm quan trọng của chăn nuôi xanh, chăn nuôi tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.