Qua kiểm tra 10 mẫu nho nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, kết quả cho thấy, không phát hiện mẫu vi phạm an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Liên quan đến thông tin Mạng lưới cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) công bố kết quả kiểm tra nho nhập khẩu từ Trung Quốc, có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép, đại diện lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, đối với nho nhập khẩu vào Việt Nam, Cục đã đưa vào Chương trình giám sát về an toàn thực phẩm năm 2024.
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, qua kiểm tra 10 mẫu nho nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, kết quả cho thấy, không phát hiện mẫu vi phạm an toàn thực phẩm của Việt Nam. Tại Việt Nam, việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với lô hàng trái cây nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Nghị định 15 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Nho nhập khẩu được đưa vào chương trình giám sát an toàn thực phẩm năm 2024
Theo đó, mặt hàng nho được kiểm tra theo hình thức thông thường là kiểm tra hồ sơ và kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật. Cục cũng có các chương trình giám sát về an toàn thực phẩm, để kịp thời ngăn chặn các nguy cơ có thể dẫn đến mất an toàn thực phẩm, cũng như đánh giá mức độ an toàn của các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, từ đó phát hiện kịp thời những vi phạm qua đó thay đổi các phương thức kiểm tra.
“Cục Bảo vệ thực vật đang liên hệ và lấy thông tin chính thức từ Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) của Thái Lan. Trên cơ sở kết quả phân tích và cảnh báo chính thức từ phía Thái Lan, Cục sẽ xem xét và áp dụng phương thức kiểm tra đối với các lô hàng nho nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời, Cục tiếp tục trao đổi thông tin với các kênh thông tin cảnh báo về an toàn thực phẩm quốc tế, để đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với nho của Trung Quốc”, ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin thêm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.