Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 17 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 11 năm 2024 | 18:6

Xuất khẩu mặt hàng chưa được cấp phép, nhiều doanh nghiệp bị cảnh báo

Vừa qua, nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật đã bị EU cảnh báo.

Cụ thể, doanh nghiệp Lê Hoa, địa chỉ tại quận Tân Bình, TP.HCM vừa xuất khẩu lô hàng thịt gia cầm đông lạnh (Mã lô hàng: NPN.2024.01033) sang Bắc Ireland, theo Thông báo số 2024.7539 ngày 14/10 của nước này.

Thế nhưng điều này không được phép. Cục Thú y cho biết, giữa Việt Nam và các nước châu Âu chưa đạt được thỏa thuận về kiểm dịch xuất khẩu sản phẩm thịt gia cầm đông lạnh.

Do đó, Cục không cấp phép cho bất cứ lô hàng thịt gia cầm đông lạnh nào xuất khẩu đi các nước trong khối liên minh châu Âu. Việc cá nhân, tự ý xuất sản phẩm thịt gà đông lạnh từ Việt Nam sang Bắc Ireland là không đúng với quy định của pháp luật thú y Việt Nam và của nước nhập khẩu.

Tương tự, thị trường lại EU tiếp tục cảnh báo về việc Công ty CP Lương thực Bình Minh xuất khẩu sản phẩm cà tím nước mắm tỏi ớt chứa thành phần cá cơm vào khối này. Phía EU cho biết, sản phẩm không được kiểm tra và cấp chứng thư an toàn thực phẩm bởi cơ quan thẩm quyền Việt Nam trước khi xuất khẩu.

Việt Nam và EU chưa đạt thỏa thuận về kiểm dịch sản phẩm gia cầm đông lạnh.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin thêm, thực phẩm là động vật khi xuất khẩu vào EU cần có giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu do cơ quan quản lý của quốc gia xuất khẩu cấp (trong trường hợp này là Cục Thú y).

Vì vậy, doanh nghiệp trước khi xuất khẩu cần cập nhật mọi thông tin liên quan đến mặt hàng xuất khẩu, trước hết là vấn đề: Sản phẩm đó có được phép xuất khẩu hay không, sau đó mới là hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ về chứng thư, kiểm dịch, mã HS cùng các quy định liên quan.

Còn đối với Công ty CP Lương thực Bình Minh, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường – NAFIQPM cho hay, Công ty Bình Minh hiện chưa nằm trong Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm được phép xuất khẩu vào EU. Vì vậy, không đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm vào thị trường này.

Cục chia sẻ thêm về điều kiện nhập khẩu đối với lô hàng động vật và sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm (bao gồm thủy sản và sản phẩm thủy sản) nhập khẩu từ nước thứ 3 vào EU.

Đó là: Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ được EU công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm; Được sản xuất, kinh doanh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong danh sách được EU công nhận; Lô hàng kèm theo chứng thư (chứng nhận an toàn thực phẩm) của NAFIQPM khi nhập khẩu vào EU.

Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam bày tỏ, sản phẩm cà tím nước mắm tỏi ớt của Công ty Bình Minh thuộc nhóm sản phẩm tổng hợp, theo Quy định (EC) 2022/2292 có hiệu lực từ ngày 15/12/2022. Trong thành phần của sản phẩm này có cá cơm (nguồn gốc động vật) đã qua chế biến; tỏi, ớt… (nguồn gốc thực vật) và làm thay đổi đặc tính của thành phần có nguồn gốc động vật.

Tất cả sản phẩm tổng hợp muốn xuất khẩu vào EU phải đảm bảo 2 yếu tố: Được sản xuất từ cơ sở được EU phê duyệt và đặt tại quốc gia được EU cho phép xuất khẩu. Việt Nam nằm trong nhóm được phép xuất khẩu sản phẩm tổng hợp có nguồn gốc thủy sản vào EU, nhưng doanh nghiệp trước khi xuất khẩu phải được EU cấp phép. Tình huống của Công ty Bình Minh phạm vào quy định thứ hai.

Để tránh rủi ro cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam, ngày 15/11, Văn phòng SPS Việt Nam đã gửi Công văn số 542 tới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) và các doanh nghiệp, hiệp hội xuất, nhập khẩu nông sản thực phẩm. Trong đó, nhấn mạnh mỗi thị trường sẽ có các quy định khác nhau về biện pháp SPS, cũng như các quy định liên quan.

Văn phòng đề nghị Cục thông báo rộng rãi đến khối doanh nghiệp về việc tuân thủ các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật; thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục xuất, nhập khẩu.

Đối với doanh nghiệp, Văn phòng đề nghị cần “hiểu chắc, nắm rõ” mọi quy định liên quan đến danh mục sản phẩm được phép nhập khẩu…

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Long An kiên quyết xử lý, ngăn chặn đào ao, khoan giếng nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười

    Long An kiên quyết xử lý, ngăn chặn đào ao, khoan giếng nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười

    Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.

  • Cần chế tài mạnh để ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Cần chế tài mạnh để ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.

  • Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Để có được một mùa mãng cầu bội thu, nhà nông phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức, vốn đầu tư. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở Tây Ninh xuất hiện tình trạng hái trộm trái mãng cầu với quy mô ngày càng lớn, khiến nhiều nhà vườn rất bức xúc nhưng chưa có cách ngăn chặn hiệu quả.

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top