Ngày 21/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội mã số mã vạch Việt Nam tổ chức hội thảo “Mã số mã vạch trong chuyển đổi số và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ”.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Các tiêu chuẩn quốc tế như: GS1, ISO 22005 đang trở thành thước đo chung để đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm.
Theo đó, mã số mã vạch là một công cụ hữu hiệu được ứng dụng phổ biến trong quản lý và được sử dụng bởi tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, bán lẻ, dịch vụ vận chuyển, cơ quan quản lý, người tiêu dùng…
Ông Phó Đức Sơn, Chủ tịch Hội Mã số mã vạch Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.
Đây là công cụ phục vụ nhà sản xuất giám sát chất lượng sản phẩm, truy tìm, xác định nguồn gốc, nguyên nhân sự cố liên quan đến sản phẩm; người tiêu dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm; tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm.
Ngày nay, với công nghệ QR code ứng dụng này đã đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thanh toán bảo hiểm, quản lý bệnh nhân, tìm kiếm thông tin, quản lý kho,... Phổ biến nhất là trong thanh toán không tiền mặt trong các giao dich thường xuyên tại các cửa hàng, quán cà phê, trung tâm thương mại... Thúc đẩy người mua và người bán chuyển đổi cách thức giao dịch truyền thống sang hình thức giao dịch trực tuyến.
Đặc biệt, ứng dụng công nghệ QR code vào truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa,… trên nền tảng chuyển đổi số đã trở thành nhu cầu cấp bách bảo vệ người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cam kết đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần có thông tin minh bạch về quy trình, nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm trong tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất cho đến khi tới tay người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm.
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Ông Phó Đức Sơn, Chủ tịch Hội mã số mã vạch Việt Nam cho biết, giải pháp truy xuất nguồn gốc thông qua mã QR và hệ thống phần mềm được áp dụng xuyên suốt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiếp thị và phân phối, đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa khỏi vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Cụ thể, khi hàng nhái, hàng giả, hàng lưu thông không rõ nguồn gốc xuất xứ; sản phẩm chứa chất cấm, độc hại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng, đến phát triển kinh tế, xã hội (sự cố bò điên tại Anh, dư lượng kháng sinh trong thủy sản ở châu Á và Nam Mỹ,...). Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc tạo thuận lợi cho các bên liên quan truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác, tạo cơ hội để doanh nghiệp thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của sản phẩm. Đây cũng là bằng chứng để các cơ quan nhà nước xử lý các vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chống gian lận thương mại.
Thời gian tới, ông Phó Đức Sơn mong muốn xây dựng một chuỗi thông tin đồng nhất, minh bạch và hiệu quả - một chuỗi không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Giải pháp truy xuất nguồn gốc cần gắn kết chặt chẽ với Cổng thông tin Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Ths Đinh Văn Hoàng – Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp và Chính sách cho rằng, mã số mã vạch không chỉ là công cụ truy xuất nguồn gốc, mà còn là yếu tố then chốt trong việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, sự minh bạch và khả năng kiểm chứng nguồn gốc sản phẩm là nền tảng để doanh nghiệp có thể khẳng định chất lượng và bảo vệ thương hiệu của mình.
Tại Hội thảo các đại diện nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia cũng tập trung vào việc thảo luận và cập nhật các quy định mới của Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, giúp các doanh nghiệp nắm bắt và áp dụng công nghệ mã số mã vạch trong việc truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng và bảo vệ người tiêu dùng.
Theo đó, các chuyên gia đều đồng ý rằng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là giải pháp chống giả trong thời đại công nghệ 4.0. Một số công nghệ như QR, mã vạch đang thể hiện vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, người dân.
Qua đó, thể hiện sự minh bạch thông tin về thương hiệu, các chứng nhận đang áp dụng, người tiêu dùng có thể biết được nhanh chóng, đầy đủ và chính xác thông tin về sản phẩm. Có thể theo dõi, nhận diện được đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối. Đồng thời, tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ uy tín sản phẩm của doanh nghiệp, tạo niềm tin từ phía người tiêu dùng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.