Thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn, tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu các địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp, đồng thời gắn trách nhiệm đối với người đứng đầu nếu để xảy ra sai phạm.
99% tàu cá lắp thiết bị giám sát
Qua gần 7 năm thực hiện nhiệm vụ gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.
Đến nay, tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 98,94%, tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt 69,44%, tàu cá đánh dấu đạt 99,3%; cập nhật dữ liệu trên Hệ thống phần mềm VnFishbase đạt 100%, thu nộp, nhật ký khai thác thủy sản của các thuyền trưởng tại cảng cá được thực hiện nghiêm túc, đạt 100%, số lượng tàu cá thông báo trước 1 giờ khi cập cảng đạt 100%.
Tỉnh Quảng Trị đã có gần 99% tàu cá lắp thiết bị giám sát.
Tổng số tàu cá toàn tỉnh tính đến 21/8/2024 là 2.272 chiếc, với tổng công suất 137.464,6CV. Trong đó, tàu cá có chiều dài dưới 6m là 1.840 chiếc, tàu cá có chiều dài trên 6m là 432 chiếc. 8 tháng đầu năm 2024, đã có 4.184 lượt tàu cá cập cảng và 3.809 lượt tàu cá rời cảng đã được kiểm soát chứng thực Sổ danh bạ thuyền viên. Lực lượng chức năng đã tổ chức 22 chuyến tuần tra, kiểm tra 124 lượt tàu thuyền, xử phạt 44 vụ vi phạm với số tiền hơn 288 triệu đồng.
Tuy nhiên, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp phải một số hạn chế: Tỷ lệ tàu cá đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình chưa đạt 100% theo yêu cầu; chưa đạt chỉ tiêu 100% tàu cá xuất, nhập lạch phải được kiểm tra chặt chẽ và ngăn chặn các tàu cá xuất lạch không đảm bảo các thủ tục, giấy tờ và các trang thiết bị theo quy định.
Đối với giấy phép khai thác vùng lộng và vùng ven bờ cấp cho 244 tàu cá đã hết hạn ngày 24/6/2024, đến nay mới có 119 chủ tàu cá thực hiện nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép khai thác thủy sản. Vẫn có tàu cá xuất, nhập bến không thực hiện các thủ tục kiểm soát tại cảng cá và Trạm kiểm soát Biên phòng. Vẫn còn tàu cá xuất lạch đi khai thác thủy sản nhưng không bật thiết bị giám sát hành trình để hoạt động. Tiến độ triển khai để hoàn thiện hồ sơ đối với tàu cá “3 không” (không đăng kiểm, không đăng ký, không giấy phép) còn chậm…
Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm
Ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Quảng Trị thông tin, từ tháng 10/2023, sau đợt thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến nay, cơ quan chức năng ở tỉnh này đã tiến hành xử phạt nghiêm đối với các tàu cá vi phạm.
“Quá trình kiểm tra, đã phát hiện 51 vụ tàu cá vi phạm hành chính các hành vi vi phạm, trong đó có 9 vụ mất kết nối hệ thống giám sát hành trình tàu cá nhưng không gửi vị trí về đúng quy định, gồm 1 tàu cá ngoại tỉnh và 8 tàu cá trong tỉnh. Tổng số tiền xử phạt 51 vụ vi phạm là hơn 415 triệu đồng, do Thanh tra Sở NN&PTNT xử phạt 40 trường hợp, 11 trường hợp do lực lượng Biên phòng Quảng Trị xử phạt”, ông Hòe nói.
Trước đó, trong 9 tháng năm 2024, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị xử phạt 46 vụ vi phạm một số hành vi khai thác IUU, với tổng số tiền trên 320 triệu đồng...
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đang thực hiện giám sát kỹ các tàu cá, kiên quyết xử phạt nghiêm với các tàu cá vi phạm IUU.
Để góp phần cùng với cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng yêu cầu các cơ quan chức năng đã tập trung tuyên truyền các quy định chống khai thác IUU, đồng thời, xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.
Theo đó, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng với kết quả thực hiện chống khai thác IUU; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm khai thác IUU theo quy định pháp luật.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các ngành, địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng kiểm, đăng ký, cấp giấy phép, giải quyết dứt điểm 378 tàu cá “3 không” trên địa bàn tỉnh trước ngày 15/10/2024, đảm bảo 100% tàu cá đủ điều kiện hoạt động khai thác trên biển.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tăng cường tổ chức trực, vận hành hệ thống giám sát tàu cá để theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời, ngăn chặn tàu cá hoạt động vi phạm trên các vùng biển, nhất là vùng biển nước ngoài; xử lý nghiêm, triệt để 100% trường hợp tàu cá vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá.
UBND các huyện ven biển không để phát sinh các tàu cá đóng mới, cải hoán và mua bán ở các tỉnh khác về để đảm bảo không phát sinh thêm tàu cá “3 không”. UBND huyện Gio Linh thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và yêu cầu Công ty TNHH Đại Đoàn Thắng là đơn vị quản lý cảng cá, bến cá, chợ cá Cửa Việt thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của tổ chức cảng cá loại III theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật Thủy sản năm 2017.
Gần 300 gốc đào bích của người dân tại thôn Phù Trì, xã Kim Hoa (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) bị kẻ gian chặt hạ cành, gây thiệt hại tiền tỷ, trong khi thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ không còn bao xa. Các cơ quan chức năng cần khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm những đối tượng phá hoại này.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.