Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Newhope Hà Nội - Chi nhánh Thanh Hoá và Công ty TNHH Hưng Phát sản xuất thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng, với số tiền 105 triệu đồng.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 11 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã tiến hành thực hiện chức năng thanh tra việc chấp hành các quy định trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Qua quá trình thanh tra 9 doanh nghiệp cho thấy, có 8 doanh nghiệp đang còn hoạt động sản xuất, 1 doanh nghiệp không còn hoạt động. Về cơ bản các doanh nghiệp được thanh tra có đầy đủ hồ sơ pháp lý, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo theo quy định.
Công ty TNHH Newhope Hà Nội - Chi nhánh Thanh Hoá vi phạm về chất lượng sản phẩm.
Kết quả kiểm tra 15/18 mẫu thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng, chiếm tỷ lệ 83%. Tuy nhiên, vẫn còn 3 mẫu thức ăn của 2 công ty không đảm bảo chất lượng. Cụ thể, đối với Công ty TNHH Newhope Hà Nội - Chi nhánh Thanh Hoá, qua thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện, công ty này đã có hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng sản phẩm (2 mẫu).
Đối với mẫu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho lợn siêu nạc từ 15-25 kg, ngày sản xuất 22/3/2024 có hàm lượng định lượng chỉ tiêu Methionine + Cystine (không phải chất chính) thấp hơn mức tối thiểu 57,1% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Đối với mẫu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho gà gột từ 1-21 ngày tuổi, ngày sản xuất 22/3/2024 có hàm lượng định lượng chỉ tiêu Methionine + Cystine (không phải chất chính) thấp hơn mức tối thiểu 54,4% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Đối với Công ty TNHH Hưng Phát, qua thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện công ty này đã có hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng sản phẩm (1 mẫu).
Cụ thể, mẫu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp dạng viên dùng cho vịt ngan đẻ trứng, ngày sản xuất 23/3/2024 có hàm lượng định lượng chỉ tiêu Methionine + Cystine (không phải chất chính) thấp hơn mức tối thiểu 47% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Với những hành vi vi phạm nêu, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công ty với tổng số tiền 105 triệu đồng. Cụ thể, Công TNHH Newhope Hà Nội - Chi nhánh Thanh Hoá bị xử phạt 70 triệu đồng; Công ty TNHH Hưng Phát bị xử phạt 35 triệu đồng.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa yêu cầu 2 doanh nghiệp này khắc phục các lỗi, các hành vi vi phạm; chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Tiếp tục thực hiện tốt và đầy đủ quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi; rà soát lại quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi lưu thông thị trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.