Sáng 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; dự thảo Nghị định quy định về giá đất.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Luật Đất đai có nhiều chủ trương, chính sách mới, đột phá. Mong muốn chung của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân là sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng các nghị định, thông tư, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật, "bám sát, cụ thể hóa, thể chế hóa đầy đủ những nội dung mà Luật Đất đai giao cho Chính phủ hướng dẫn".
Theo Phó Thủ tướng, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là chính sách quan trọng, nhạy cảm, đột phá nhằm bảo đảm công bằng, an sinh xã hội. Người dân được tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển, hài hòa lợi ích của các bên khi thực hiện dự án.
Quy định về định giá đất cần bảo đảm nguyên tắc khách quan, minh bạch, điều hòa nguồn thu từ đất cho Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, không để giá đất biến động nóng, cân đối chi phí đầu vào cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần kịp thời thể chế hoá những quy định, kinh nghiệm thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được chứng minh là đúng đắn, hiệu quả - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các nội dung cần thảo luận trong dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm: Các nội dung chung của dự án và nội dung chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở; các trường hợp khác được bồi thường về đất và điều kiện được bồi thường về đất; đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống; đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; việc bố trí tái định cư cho người tự nguyện tặng cho Nhà nước quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; bố trí tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi trong thửa đất có nhà ở mà có nhu cầu tái định cư tại chỗ; đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Các chuyên gia, đại diện một số hiệp hội bất động sản đã góp ý các nội dung trong dự thảo Nghị định quy định về giá đất là: Việc ưu tiên nguồn thông tin khi lựa chọn thửa đất so sánh khi áp dụng phương pháp so sánh; tổng chi phí và tổng doanh thu của nhà đầu tư khi áp dụng phương pháp thặng dư; việc áp dụng phương pháp định giá đất cho các trường hợp chuyển tiếp; lựa chọn tổ chức thực hiện định giá đất; trình tự, nội dung xây dựng bảng giá đất; trình tự, nội dung định giá đất cụ thể.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định trong luật là ngày 1/1/2025), với tinh thần "chất lượng, hiệu quả là trên hết".
Cùng với việc tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TN&MT tiếp tục làm việc với các chuyên gia, hiệp hội bất động sản, địa phương, nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, tính khả thi trong áp dụng chính sách, phương pháp mới về định giá đất, bảo đảm rõ ràng, đơn giản, mạch lạc để bảo vệ người làm công tác định giá.
Trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải có chính sách nhất quán, công bằng, có sự điều tiết của nhà nước, không bỏ sót đối tượng; kịp thời thể chế hóa những quy định, kinh nghiệm thực tiễn đã được chứng minh là đúng đắn, hiệu quả. Đơn cử như công tác thu hồi đất, tái định cư khi triển khai các dự án giao thông trọng điểm thời gian qua.
"Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, các địa phương cần đề xuất phương án, trình tự thủ tục trong thu hồi đất công, đất xen kẹt, bảo vệ được tài sản của Nhà nước và hài hòa lợi ích của doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng giao Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính rà soát, làm rõ phạm vi điều chỉnh của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, tuân thủ đúng theo cấp thẩm quyền đã được giao, không bỏ sót hay chồng chéo, trùng lặp.
Các địa phương, hiệp hội bất động sản huy động doanh nghiệp, chuyên gia độc lập chủ động tham gia đóng góp ý kiến, phản biện và đề xuất phương án bảo đảm các quy định rõ ràng, khả thi, thông suốt.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.